Kỹ năng thoát hiểm khi có cháy
Nguyên tắc “5 phút vàng” khi đám cháy khởi phát
Theo chuyên gia phòng cháy chữa cháy, thời điểm vàng trong công tác chữa cháy là dưới 5 phút kể từ khi đám cháy khởi phát. Do đó, việc tận dụng thời điểm vàng này để chữa cháy là rất quan trọng.
Tại thời điểm này, đám cháy ở giai đoạn bắt đầu phát triển, diện tích đám cháy đang ở giới hạn dễ tiếp cận và hiệu quả dập tắt cao. Vì vậy, việc huy động tối đa lực lượng chữa cháy ngay từ khi mới xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”, trong đó coi trọng những lực lượng có mặt nhanh nhất với tinh thần “lực lượng trong dân - phương tiện trong dân - hậu cần trong dân và chỉ huy ở trong dân” là vấn đề quan trọng cần được triển khai trong công tác PCCC.

Trong 5 phút đầu khi phát hiện cháy, cần dùng ngay các phương tiện chữa cháy sẵn như xô cát, khăn ẩm, nước để dập lửa. Cùng lúc, nên xả nước ra khắp phòng để chống cháy. Đó sẽ là thời gian lực lượng PCCC di chuyển tới để cứu nạn, dập lửa. Sau đó người dân ra ngoài ban công, ô cửa để hô hoán, báo hiệu, tìm không khí sạch để hít thở.
Nguyên tắc PCCC tại các căn hộ gia đình, cũng như công trình chung cư là không được đặt các vật dụng cản trở lối thoát hiểm, hành lang, cầu thang, lối ra thoát nạn. Không được chèn cửa vào buồng thang thoát nạn. Không được mở cửa này vì khi cháy, nếu cửa mở, khói lửa sẽ tràn vào đây.
Đặc điểm chung các vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng về người thường xảy ra đêm khuya hoặc rạng sáng, khi người dân đang say giấc. Nguyên nhân dẫn đến tử vong nhiều nhất là do hít phải khói, khí độc sinh ra khi có cháy, nổ xảy ra. Do vậy nếu đám cháy đã bùng phát thì chúng ta cần phải nắm rõ cách xử lý, việc này quyết định sự an toàn của tính mạng bản thân và những người xung quanh.
Kế hoạch thoát nạn khi cháy tại nhà
Lập phương án thoát nạn
Hãy tìm hiểu ít nhất một cách thoát nạn khỏi đám cháy tại các phòng trong nhà như phòng bếp, phòng ngủ, phòng khách…, trong trường hợp lối ra của các phòng bị chặn hoặc nguy hiểm bởi khói và lửa, có thể sử dụng phương án thứ hai bằng cách tìm hiểu thêm các đường thoát nạn từ ban công, lô gia, thang thoát hiểm hoặc các đường tiếp cận sang nhà hàng xóm để thoát ra khỏi đám cháy.

Tự thực hành và di chuyển thấp người xuống, men theo vách tường, cầu thang, đường đi đến các lối thoát nạn khi gặp trường hợp có nhiều khói phát ra từ đám cháy.
Sau khi thoát ra được từ đám cháy trong nhà, cần chọn một địa điểm an toàn tập trung các thành viên trong gia đình và thực hiện các bước như hô hoán, báo động cho người dân xung quanh biết để kịp thời thoát nạn, tham gia chữa cháy ban đầu; thông báo cho đơn vị chức năng cúp cầu dao điện; dùng các phương tiện chữa cháy ban đầu như bình chữa cháy, nước, vải tẩm nước… để chữa cháy; gọi điện cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH theo số điện thoại 114 để thông báo khu vực xảy ra cháy.
Thực hiện diễn tập thoát nạn, chữa cháy tại nhà ít nhất hai lần một năm.
An toàn cháy, nổ đối với trẻ em
Cần phải có phương án khi có trẻ nhỏ trong nhà. Trẻ em có thể rất hoảng loạn, cần được hướng dẫn rõ ràng và giúp ra khỏi nhà. Trẻ em có thể không biết cách thoát nạn hoặc phải làm gì trừ khi có người lớn chỉ cho các em.
Phải có phương án cho trẻ nhỏ dưới sáu tuổi không thể tự ra ngoài. Trong đó, hãy nói về những người có thể sẽ giúp đứa trẻ ra ngoài an toàn.
Dạy trẻ em nên biết phải làm gì khi nghe thấy chuông báo động khi không có người lớn xung quanh. Giúp trẻ tập đi đến điểm an toàn bên ngoài của ngôi nhà.
Dạy trẻ không bao giờ được quay lại bên trong một ngôi nhà đang cháy một khi chúng đã thoát nạn được ra ngoài.
Dạy trẻ đi thấp và bò trên mặt đất, nơi không khí ít bị ảnh hưởng của khói hơn.
Chỉ cho trẻ cách dùng mu bàn tay để kiểm tra độ nóng của cửa trước khi mở và sử dụng một lối thoát nạn khác nếu cửa bị nóng.
Nếu trẻ nhỏ cần sử dụng thang thoát hiểm, hãy chỉ cho chúng nơi bạn cất nó và hướng dẫn thực hành cách sử dụng nó (lưu ý luôn luôn phải có sự hướng dẫn của người lớn).

Ngoài những cách trên, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:
Không quay trở lại khu vực đang cháy: việc quay trở lại khu vực đang cháy rất nguy hiểm và có thể khiến bạn mất mạng.
Không cố gắng di chuyển qua đám cháy: nếu gặp đám cháy, hãy tìm cách di chuyển xung quanh hoặc quay trở lại nơi an toàn.
Giúp đỡ những người khác: nếu có thể, hãy giúp đỡ những người già, trẻ em hoặc người khuyết tật thoát hiểm an toàn.
Các biện pháp phòng cháy chữa cháy là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình. Hãy tham gia các lớp tập huấn về phòng cháy chữa cháy và trang bị đầy đủ các dụng cụ phòng cháy chữa cháy cho gia đình.
Hãy luôn kiểm soát sự sợ hãi của mình. Trong mọi tình huống, hãy luôn giữ bình tĩnh để phán đoán và hành động một cách chính xác nhất.


Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo, thời tiết Hà Nội sáng 6/4 nhiều mây, mưa nhỏ, gió Đông Nam mạnh cấp 2; trời lạnh, nhiệt độ thấp nhất 19-21 độ C.
Những ngày này, đã có rất đông đồng bào và du khách hành hương về Đền Hùng - quê cha đất Tổ để tưởng nhớ, tri ân công đức những vị vua "đã có công dựng nước".
Dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (từ ngày 6 - 7/4), khu vực trung du, đồng bằng, vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đặc biệt là khu vực Đền Hùng (Phú Thọ) sẽ có mưa.
Thực hiện chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100 của Chính phủ, Ngân hàng chính sách xã hội thành phố đã tích cực triển khai có hiệu quả, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Bộ Xây dựng vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành kế hoạch tổ chức giao thông phục vụ phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục trong thời gian một tháng.
0