Kinh tế tư nhân TP. HCM trong kỷ nguyên vươn mình

Quy mô GDP của Việt Nam từ chưa đầy 2 tỉ USD vào giữa thập niên 1980 đã cán mốc gần 500 tỉ USD ở thời điểm hiện tại. Góp phần quan trọng vào sự phát triển này phải kể đến kinh tế tư nhân TP. HCM.

Đi lên từ ngành da giày, ông Nguyễn Văn Độ, chủ hộ kinh doanh da giày Hoàng Diệu, Quận 4, TP. HCM đã kể về nghề truyền thống từng nuôi sống bản thân và gia đình từ sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Từ những khuôn da, máy may, da thuộc … cha truyền con nối, ông Độ đã vào nghề, đi lên từ những ngày đầu khi đất nước thống nhất. Năm 1998, ông và gia đình thành lập hộ kinh doanh cá thể cho quân đội. Đến nay, gia đình ông Độ vẫn bám giữ cơ sở truyền thống bằng những sản phẩm giày bảo hộ lao động. Đây là một trong số hàng triệu doanh nghiệp trong 50 năm qua đã và đang góp phần đưa TP. HCM trở thành trung tâm kinh tế của cả nước, khu vực và trên thế giới.

Ông Độ chia sẻ: "13 tuổi tôi đi học nghề làm tới giờ này, các con lớn lên thì có hai đứa theo. Nhờ nhà nước tổ chức lại xuất khẩu thì ngành da giày mới khởi sắc nhiều. Nếu nhà nước không tổ chức xuất khẩu thì trong nội địa không thể phát triển nổi".

Sau 50 năm hình thành và phát triển, 77% cơ cấu kinh tế TP. HCM đến từ kinh tế tư nhân. Thành phố luôn thu hút nguồn lực đầu tư và đổi mới sáng tạo.

Kinh tế tư nhân được đánh giá là động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế ở Việt Nam nói chung và của TP. HCM nói riêng, góp phần cân bằng giữa các thành phần kinh tế, giảm bớt sự lệ thuộc vào khu vực nhà nước, đồng thời tạo đà cho những cải cách về đổi mới sáng tạo và hội nhập kinh tế quốc tế.

Ông Trần Hoàng Ngân, Trợ lý Bí thư Thành ủy TP. HCM cho biết: "Kinh tế tư nhân đã có những đóng góp quan trọng cho đất nước trong nhiều năm qua và đến nay vẫn là động lực quan trọng đóng góp đầu tư xã hội 60%, công việc là 82%, thu ngân sách 30%; đóng góp GDP trên 50% là một trong các động lực quan trọng hiện nay. Nhưng vấn đề chúng ta mong muốn kinh tế tư nhân là động lực lớn hơn nữa, trở thành những tập đoàn lớn có sức cạnh tranh trên trường quốc tế; phải là động lực, đòn bẩy để thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam trong kỷ nguyên mới".

Để kinh tế tư nhân thuận lợi phát triển, TP. HCM đã đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa và cắt giảm các thủ tục không cần thiết. Thành phố còn giúp các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn lực, đặc biệt là vốn, đất đai và chính sách hỗ trợ, nhằm đảm bảo doanh nghiệp tư nhân không gặp bất lợi so với doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Các chính sách hỗ trợ tiếp tục được TP. HCM cụ thể hóa bằng các văn bản mang tính thực thi cao, tạo môi trường kinh doanh an toàn và thuận lợi, giúp doanh nghiệp tư nhân dễ dàng thích ứng với xu hướng chuyển đổi số và hội nhập kinh tế quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 94 quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đối với các giải pháp công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng, có hiệu lực từ ngày 1/7.

8 quốc gia thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác (OPEC+) vừa thông báo sẽ tăng mạnh sản lượng dầu vào tháng 6 tới, bất chấp giá dầu đang giảm và lo ngại về nhu cầu suy yếu.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025, ghi nhận lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 211 tỷ đồng, giảm 81% so với cùng kỳ năm trước.

Quy mô GDP của Việt Nam từ chưa đầy 2 tỉ USD vào giữa thập niên 1980 đã cán mốc gần 500 tỉ USD ở thời điểm hiện tại. Góp phần quan trọng vào sự phát triển này phải kể đến kinh tế tư nhân TP. HCM.

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) vừa có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện rà soát toàn bộ sản phẩm và hoạt động quảng cáo để chấn chỉnh tình trạng thông tin sai lệch, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Chính phủ Hàn Quốc đã bày tỏ sự không hài lòng với quyết định áp thuế 25% với phụ tùng ô tô xuất khẩu vào Mỹ và kêu gọi Mỹ ngừng áp dụng các biện pháp thuế quan mới.