Kinh tế TP. HCM 'xé rào' vượt khó sau ngày thống nhất
Ngày 30/4/1975, khi lá cờ giải phóng tung bay trên Dinh Độc Lập, một trang sử mới đã mở ra cho dân tộc, đặc biệt là cho Sài Gòn, nay là TP. HCM.
Những ngày sau giải phóng, đường phố Sài Gòn tưng bừng cờ hoa, lòng người hân hoan, phấn khởi. Nhưng bên cạnh đó là những đống đổ nát, điêu tàn do chiến tranh để lại. Một cuộc sống mới tại thành phố này phải bắt đầu từ đây.
Khoảng hai năm đầu, những cơ sở kinh doanh của TP. HCM tiếp tục được kế thừa và vận hành sản xuất. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ duy trì khi còn nguyên liệu dự trữ.
PGS.TS Phan Xuân Biên, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết: “Đến cuối năm thứ hai trở đi, nguyên liệu cạn kiệt, toàn nguyên liệu cũ. Trong lúc đó, kinh tế của mình là chế độ bao cấp, kế hoạch hóa. Tức là cần bao nhiêu sản phẩm thì sẽ giao bấy nhiêu nguyên liệu”.
Ông Phạm Chánh Trực, nguyên Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. HCM cho biết: “Máy móc thì thừa công suất mà không có vật tư nguyên liệu. Cho nên, công nhân phải làm việc bớt ca, bớt ngày. Thậm chí có lúc phải ngừng nghỉ để chờ vật tư nguyên liệu. Tình hình đó gây ra khó khăn lớn cho cả nước chứ không phải chỉ riêng thành phố”.
Làm sao để có lương thực cho 3,5 triệu người dân Sài Gòn? Làm thế nào để có nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất, tạo việc làm cho người lao động? Đây là hai vấn đế lớn mà chính quyền khi ấy phải giải quyết. Lúc này, những lãnh đạo đầu tiên của TP. HCM đã đưa ra chủ trương tìm mọi giải pháp để vực dậy thành phố đang trong cơn khủng hoảng.
PGS.TS Phan Xuân Biên tiếp tục: “Sài Gòn thì đói, Đồng bằng sông Cửu Long lúa gạo nhiều nhưng mà giá quy định của Nhà nước là 3,5 hào/kg thì người ta không bán. Thứ hai là ngăn sông cấm chợ. Lúc đó, thành phố mới lập các tổ lương thực để xuống Đồng bằng sông Cửu Long mua gạo. Đồng chí Võ Văn Kiệt lúc bấy giờ làm có nói rằng, cứ mua giá 5,5 hào/kg rồi về cộng với xay xát đủ thứ thì bán 7 hào/”.
Ông Phạm Chánh Trực tiếp tục: “Vì vật tư nguyên liệu không có nhiều nên thừa công suất, công nhân thì không có việc làm. Bấy giờ mới vận động bà con nhân dân thành phố cho mượn, cho vay tiền, vàng để thành phố mua vật liệu từ nước ngoài về, rồi đưa cho nhà máy sản xuất”.
Những giải pháp mang tính khác biệt của TP. HCM lúc đầu được coi là “xé rào”, sau này đã được ghi nhận là bước đột phá đầu tiên, là tiền đề, cơ sở thực tiễn, để cả nước bước vào thời kỳ đổi mới.
Đã nửa thế kỷ trôi qua, kinh tế Việt Nam cũng như TP.HCM vẫn có lúc khó khăn song tư duy đổi mới trong xây dựng chính sách, lấy lợi ích nhân dân làm gốc trong phát triển vẫn là kim chỉ nam để TP. HCM cùng cả nước, vì cả nước đi lên trong kỷ nguyên mới vươn mình của dân tộc.


Hơn 1,5 năm kể từ ngày đáo hạn, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa nhận được tiền gốc và lãi từ lô trái phiếu do CTCP Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam phát hành, khiến nhà đầu tư bức xúc.
Gỡ rào cản, mở đường cho doanh nghiệp tư nhân phát triển không chỉ là thúc đẩy một khu vực kinh tế, mà còn là chìa khóa để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng.
Theo báo cáo, doanh số của TikTok Shop đã tăng vọt 113,8%, giúp thị phần tăng từ 23% lên 35%, Shopee - sàn TMĐT chiếm thị phần lớn nhất (62%) tăng trưởng 29,3%. Ngược lại, Lazada và sàn nội địa Tiki lại chứng kiến mức giảm sâu về doanh số, lần lượt mất 43,5% và 66,6% so với cùng kỳ năm trước.
Từ những mặt hàng thâm dụng sức lao động, chuyển sang hàng hóa có hàm lượng chất xám cao, giá trị gia tăng lớn, suốt 50 năm qua, TP. Hồ Chí Minh vẫn đang kiên trì trên hành trình đưa hàng hóa "made by Việt Nam" chinh phục toàn cầu.
Nhiều khả năng mức lãi suất tiết kiệm có thể tăng thêm 1-2% trong thời gian tới, theo giới phân tích.
Đã có hơn 90 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp tính đến ngày 15/4/2025, theo thông báo của HNX.
0