Kinh tế toàn cầu rủi ro trước chính sách thuế của Mỹ
Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru khẳng định sẽ tìm mọi biện pháp để thuyết phục Washington rằng, chính sách tăng thuế sẽ không mang lại lợi ích cho nền kinh tế lớn nhất thế giới. Phát biểu trước Quốc hội ngày 28/3, ông Ishiba nhấn mạnh kế hoạch thuế quan của Mỹ sẽ gây "tác động cực kỳ lớn" đối với nền kinh tế nước này.
"Chúng ta phải cân nhắc phản ứng thích hợp đối với thông báo từ phía Mỹ. Tất nhiên, mọi phương án đều có thể được cân nhắc", Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru khẳng định.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã cảnh báo ảnh hưởng tiêu cực của chính sách thuế mới từ Washington, đồng thời quyết định duy trì lãi suất ngắn hạn ở mức 0,5% trước sự bất ổn ngày càng tăng trong chính sách thương mại của Mỹ.
Tại Hàn Quốc, Viện Chính sách Kinh tế quốc tế nước này nhận định xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng có thể gây áp lực lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, khiến lạm phát tăng cao và tỷ giá hối đoái bất ổn. Trên đường phố, người dân Thủ đô Seoul bày tỏ rằng, mức thuế đánh vào ngành công nghiệp ô tô, lĩnh vực xuất khẩu quan trọng của Hàn Quốc có thể gây ra nhiều bất ổn.
Anh Kim Sang Soo cho biết: "Hãng ô tô Hyundai vừa đưa ra lời hứa đầu tư lớn vào Mỹ, nhưng nếu Washington tiếp tục các động thái đơn phương như thế này thì sẽ gây nguy hiểm hơn nữa cho ngành sản xuất của Hàn Quốc, vốn đang phải đối mặt nhiều khó khăn".
Trong khi đó, chính phủ Brazil cảnh báo thương mại toàn cầu đang có nguy cơ bị "vũ khí hóa", sau những chính sách thuế gây tranh cãi của Mỹ. Các quan chức Brazil dự đoán hệ thống thương mại toàn cầu sẽ còn gặp nhiều thách thức, trước khi có thể tìm ra giải pháp ổn định. Do đó, Brazil sẽ tiếp tục tìm kiếm các liên minh thương mại mới và thúc đẩy các quy tắc thương mại minh bạch dựa trên luật pháp quốc tế.
"Ngày Giải phóng" - theo cách gọi của ông Trump - sẽ đến vào ngày 2/4 và có thể mang đến một đợt thuế quan mới. Từ khi nhậm chức, ông Trump đã nhiều lần tuyên bố áp thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Lý do ông Trump đưa ra cũng rất đa dạng, từ kiểm soát biên giới; chống buôn bán ma túy; thuế VAT; thâm hụt thương mại; đến cả thương vụ mua lại nền tảng TikTok. Điều này không chỉ tạo nên sự bất ổn đối với thị trường tài chính mà còn dẫn tới những rủi ro về đầu tư trong bối cảnh đối với hầu hết các nước. Trả đũa không phải lựa chọn khả thi.


Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc ngày 4/4 đã tuyên bố phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol, yêu cầu ông phải rời khỏi chức vụ do liên quan đến việc ban bố lệnh thiết quân luật vào hôm 3/12/2024.
Đoàn công tác gồm hiệu trưởng các trường đại học của Bỉ do bà Elisaberh Degryse, Bộ trưởng, Thủ hiến Chính phủ Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp đã đến thăm và làm việc tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông sẵn sàng cân nhắc một thỏa thuận trong đó Trung Quốc đồng ý phê duyệt việc bán ứng dụng TikTok để đổi lấy việc Mỹ giảm thuế với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Với việc công bố mức thuế nhập khẩu mới, ông Trump không những tuyên chiến với thương mại tự do mà còn tự cách biệt nước Mỹ với phần còn lại của thế giới vẫn luôn chủ trương thúc đẩy thương mại tự do.
Lực lượng cứu hộ Trung Quốc ngày 3/4 đã giải cứu thành công một người đàn ông khoảng 52 tuổi sau 120 giờ bị mắc kẹt dưới đống đổ nát của một khách sạn bị sập ở thành phố Mandalay, Myanmar.
Đặc phái viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Kirill Dmitriev đang có chuyến thăm Washington, đánh dấu một bước tiến trong nỗ lực khôi phục quan hệ song phương giữa Moscow và Washington.
0