Kinh tế Thủ đô vững đà tăng trưởng năm 2025
Đối diện với những khó khăn đến từ cả thị trường trong nước và xuất khẩu, tuy nhiên, năm 2024, với nhiều giải pháp hướng tới nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty TNHH Trung Thành Foods vẫn duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thành tốt các mục tiêu kinh doanh đã đề ra, hướng tới các mục tiêu cao hơn trong năm 2025.
Năm 2024, ngành du lịch của thành phố không chỉ phục hồi mạnh mẽ mà còn bứt phá ngoạn mục, khẳng định vị trí điểm đến hấp dẫn của khu vực. Hàng loạt hoạt động xúc tiến, kích cầu du lịch nội địa; chương trình lễ hội văn hóa, du lịch lớn được thành phố Hà Nội tổ chức… đã tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến với Thủ đô, từ đó tạo đà để tiếp tục phát triển trong năm 2025.
Doanh nghiệp vượt qua khó khăn phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó quay trở lại thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà nước. Lần đầu tiên Hà Nội thu ngân sách vượt 500.000 tỷ đồng, thu nội địa tính đến 30/12 đạt gần 458.000 tỷ đồng, dẫn đầu cả nước. Kết quả này đến từ những nỗ lực của thành phố trong hỗ trợ doanh nghiệp với các giải pháp chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Ông Vũ Mạnh Cường – Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội, cho biết: "Trong năm 2025, chúng tôi sẽ hướng tới các giải pháp thu bền vững, không phụ thuộc nhiều vào tài nguyên đất, tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp giải quyết khó khăn một cách triệt để".
2025 là năm cuối cùng và cũng là năm có ý nghĩa quyết định trong việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nhiệm kỳ 2021 – 2025 tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 17, đồng thời cũng là năm đầu tiên triển khai Luật Thủ đô. Do đó, nhiệm vụ hàng đầu của thành phố là tập trung phát triển kinh tế, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, cùng với đẩy nhanh chuyển đổi số một cách sâu rộng, toàn diện, bứt phá, với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trở lên, trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.


Khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho khoảng 85% lao động trên cả nước. Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68 về “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân” được xem là một dấu mốc quan trọng, khẳng định vai trò trung tâm của kinh tế tư nhân trong công cuộc phát triển đất nước.
Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đang được thảo luận tại Quốc hội theo hướng tăng tính tự chủ cho doanh nghiệp Nhà nước, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính. Việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, minh bạch và số hóa toàn diện, được kỳ vọng sẽ tạo lực đẩy cho sản xuất kinh doanh phục hồi mạnh mẽ.
Nghị quyết 68 đã thể hiện bước tiến đột phá về tư duy phát triển, là "cuộc cách mạng về tư duy và thể chế" và "bước ngoặt lịch sử" trong việc thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá, khẳng định vai trò doanh nghiệp tư nhân trong thời kỳ mới.
Cổ phiếu VPL của Công ty cổ phần Vinpearl chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) với mức giá tham chiếu 71.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ gần 18.000 tỷ đồng, sáng 13/5.
Giá dầu đã tăng khoảng 1,5% và chốt phiên ở mức cao nhất hai tuần, sau khi thỏa thuận thuế quan tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc làm dấy lên hy vọng về việc chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thị trường chứng khoán ngày 13/5 phản ánh tích cực sau thông tin hạ nhiệt thuế quan. Đà tăng được kéo dài xuyên suốt phiên. Kết phiên, VN-Index tăng hơn 10 điểm, HNX-Index cũng tăng gần hai điểm.
0