Kinh tế Thủ đô tăng trưởng khá nhưng còn nhiều khó khăn

Chiều nay (05/12), Hội đồng Nhân dân thành phố tiến hành phiên thảo luận tại tổ về tình hình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 và các nội dung chủ yếu về Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Các đại biểu cơ bản thống nhất và đánh giá cao sự cố gắng của UBND Thành phố trong việc triển khai các giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 2023. Công tác chỉ đạo điều hành được thực hiện chủ động, quyết liệt, sáng tạo; xác định và giải quyết công việc có trọng tâm, trọng điểm. Kinh tế xã hội Thủ đô đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi.

Các đại biểu cơ bản thống nhất và đánh giá cao sự cố gắng của UBND Thành phố trong việc triển khai các giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 2023

Tuy nhiên, đại biểu cũng cho rằng, nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế mở chịu tác động lớn của nhiều tác động của nền kinh tế thế giới. Theo đánh giá của giới doanh nghiệp, dự kiến đến cuối năm 2024 mới bước vào giai đoạn phục hồi và tăng trưởng. Cần mạnh mẽ thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các chương trình hành động, triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân trên cơ sở rà soát, kiểm tra, cắt bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, tăng chi phí, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

Về quy hoạch, đại biểu HĐND TP đánh giá cao nội dung dự thảo đề án Quy hoạch Thủ đô Hà Nội và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô, nhất là về vấn đề quy hoạch giao thông. Một số đại biều vẫn băn khoăn về chỉ tiêu giao thu ngân sách từ quyền sử dụng đất cao so với thực tế, đây sẽ là bài toán khó cho các địa phương, khi thị trường giao dịch bất động sản dự kiến tiếp tục trầm lắng. 

Đại biểu cũng cho rằng tình trạng thiếu trường, lớp, quá tải trường học, gây khó khăn cho công tác tuyển sinh đầu cấp còn tồn tại, nhất là tại các quận trung tâm, các khu đô thị mới, đề nghị thành phố có giải pháp giải quyết dứt điểm tình trạng này. Việc triển khai các đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông và công tác quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề còn chậm.

Đại biểu HĐND thành phố tiến hành phiên thảo luận tại tổ

Đại biểu cũng đề nghị Thành phố tiếp tục làm rõ, phân tích kỹ hơn nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan của một số tồn tại, hạn chế; nhiệm vụ, chỉ tiêu còn đạt thấp để kịp thời có giải pháp khắc phục, trong đó tập trung vào một số nội dung như dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, vốn đầu tư xã hội, các chỉ số PCI giảm...

Trong phiên họp sáng mai, lãnh đạo UBND Thành phố sẽ báo cáo tiếp thu, giải trình, làm rõ những vấn đề đại biểu HĐND Thành phố nêu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 21/5 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND thành phố Hà Nội ngày 20/5 đã tổ chức hội nghị công bố các quyết định chuyển giao, tiếp nhận 4 đảng bộ tổng công ty.

Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong chiều 20/5 đã chủ trì tiếp Đoàn đại biểu Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc, tới chào xã giao lãnh đạo Thành uỷ nhân chuyến công tác tại Hà Nội.

Dự án đường Vành đai 2,5 đoạn từ Đầm Hồng đến Quốc lộ 1A sắp thi công trở lại sau nhiều năm "đắp chiếu" do gặp vướng mắc.

Đường Vành đai 3,5 đoạn qua huyện Hoài Đức đang được nhà thầu thi công hoàn thiện sau khi nhận đủ mặt bằng, dự kiến hoàn thành trong năm nay.

6 cầu vượt sông Hồng mà UBND Hà Nội lên kế hoạch khởi công trong năm nay bao gồm: Hồng Hà, Mễ Sở, Thượng Cát, Trần Hưng Đạo, Vân Phúc, Ngọc Hồi.