Kinh tế thế giới năm 2025: Ổn định giữa biến động lớn
Theo Ngân hàng Quốc gia Qatar (QNB), tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể đạt 3,2% trong năm nay, nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng, sự phục hồi tích cực của Mỹ, cũng như đà khởi sắc của châu Âu và Trung Quốc.
Tại Mỹ, tăng trưởng kinh tế được dự báo đạt 2,2% trong năm 2025, giảm so với 2,6% năm 2024 nhưng vẫn cao hơn mức trung bình dài hạn. Ngân hàng Quốc gia Qatar (QNB) đánh giá nền kinh tế Mỹ sẽ duy trì ổn định nhờ thị trường lao động vững chắc, năng suất gia tăng và tài chính hộ gia đình mạnh mẽ.
Châu Âu và Trung Quốc cũng được kỳ vọng phục hồi. Tăng trưởng kinh tế châu Âu có thể đạt 1% trong năm 2025, tăng so với 0,7% năm 2024 nhờ chính sách tài khóa linh hoạt. Trung Quốc dự báo đạt mức tăng trưởng 5%, cao hơn mức 4,8% của năm trước, nhờ các biện pháp kích thích kinh tế. Sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc được kỳ vọng sẽ mang lại tác động lan tỏa tích cực, đặc biệt đối với các nền kinh tế mới nổi tại châu Á.
Ông Tamas Hajba, Cố vấn cấp cao của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Trung Quốc cho biết: "Trung Quốc là một nhân tố quan trọng của nền kinh tế toàn cầu. Do đó, bất kỳ sự phát triển tích cực nào của Trung Quốc cũng sẽ mang lại lợi ích cho thế giới. Trong năm 2025, Trung Quốc tiếp tục là động lực chính đóng góp vào tăng trưởng GDP toàn cầu."
Theo QNB, năm 2025, tăng trưởng ASEAN sẽ đạt 4,7-4,8% năm 2025, cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới, nhưng khu vực này vẫn đối mặt nhiều thách thức, gồm suy thoái, căng thẳng địa chính trị và thuế quan mới từ Mỹ. Dù vậy, theo các chuyên gia, với sự chuyển dịch chuỗi cung ứng và kinh tế số phát triển nhanh, ASEAN tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến đầu tư chiến lược của thế giới vào năm 2025.
Theo báo cáo của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN dự kiến đạt khoảng 230-250 tỷ USD năm 2025, trong đó đầu tư vào công nghệ cao dự báo tăng mạnh, đặc biệt là chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và sản xuất điện tử.
Kinh tế thế giới năm 2025 là sự giao thoa giữa thử thách và cơ hội. Các quốc gia không chỉ cần duy trì tốc độ tăng trưởng mà còn phải định hướng phát triển bền vững thông qua cải cách cơ cấu và ứng dụng công nghệ mới. Hợp tác quốc tế và đổi mới sáng tạo sẽ là chìa khóa để vượt qua những thách thức, hướng tới một tương lai kinh tế toàn cầu ổn định và thịnh vượng hơn.
Riêng với Việt Nam, các tổ chức quốc tế đánh giá kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục vững vàng với mức tăng trưởng GDP từ 6,5% trở lên, trở thành một trong những điểm sáng của kinh tế châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Dự báo từ trang Seasia Stats cho thấy, Việt Nam sẽ gia nhập nhóm 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á vào năm 2025 với GDP đạt 506 tỷ USD.


Tổng thống Donald Trump đã áp thuế đối ứng với với 86 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Động thái này đánh dấu bước leo thang mạnh mẽ nhất trong chính sách thương mại “nước Mỹ trên hết” của ông Trump kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai. Liệu nước đi này của ông Trump có đang mạo hiểm?
Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 9/4 thông báo, Trung Quốc sẽ áp thuế 84% đối với hàng hóa của Mỹ từ thứ Năm 10/4, tăng so với mức 34% đã công bố trước đó.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 9/4 cho biết, các hệ thống phòng không nước này đã đánh chặn ít nhất 158 máy bay không người lái (UAV) do Ukraine triển khai trong đêm 8/4 và rạng sáng 9/4.
Mức thuế khổng lồ 104% nhắm vào hàng hóa Trung Quốc - một động thái được đánh giá là sẽ làm gia tăng căng thẳng trong cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Washington và Moscow thông báo sẽ nối lại đối thoại vào ngày mai 10/4, tại thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), với trọng tâm là cải thiện hoạt động ngoại giao song phương.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tối hậu thư cứng rắn, tuyên bố sẽ “giành lại” quyền kiểm soát kênh đào Panama - tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh.
0