Kinh tế Đức tiếp tục có tín hiệu phục hồi
Cụ thể, chỉ số niềm tin, dựa trên kết quả khảo sát khoảng 9.000 công ty, đã tăng từ 87,9 điểm trong tháng 3 lên 89,4 điểm trong tháng 4, cao hơn đôi chút so dự đoán của các nhà phân tích.
Chỉ số niềm tin kinh doanh tăng trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm chế tạo, dịch vụ, thương mại và xây dựng.

Với kết quả này, Chủ tịch Viện nghiên cứu kinh tế Ifo, ông Clemens Fuest nhận định nền kinh tế Đức đang dần ổn định. Kinh tế Đức đã giảm 0,3% vào năm ngoái do giá năng lượng cao, lãi suất cao và nhu cầu yếu từ các đối tác thương mại chính.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, đã có những dấu hiệu cho thấy kinh tế Đức đang bắt đầu phục hồi nhẹ, một phần nhờ sự cải thiện trong sản lượng công nghiệp và xuất khẩu.
Ngân hàng Trung ương Đức Bundesbank tuần trước dự đoán nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng nhẹ trong quý đầu tiên của năm 2024, tránh được suy thoái.


Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.
Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.
Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
Giá dầu trong phiên giao dịch 3/4 đã ghi nhận mức sụt giảm tính theo phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022, sau khi các nước xuất khẩu dầu bất ngờ quyết định tăng sản lượng, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố những biện pháp thuế quan mới.
Novaland vừa công bố đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Ng Teck Yow và bà Nguyễn Mỹ Hạnh với lý do tái cấu trúc và nguyện vọng cá nhân.
0