Kinh nghiệm trong quốc tế hoá giáo dục đại học
Hiện nay, thế giới liên tục biến động, nhu cầu về giáo dục chất lượng cao ngày càng gia tăng ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Sinh viên giờ không chỉ mong muốn theo học các chương trình trong nước mà còn mong muốn học tập các chương trình tiên tiến trên thế giới.
Tại Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học vừa được tổ chức tại trường Đại học Ngoại thương với sự tham gia của gần 100 trường đại học trong nước và quốc tế, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, việc thiết lập các chi nhánh quốc tế được khẳng định đóng vai trò quan trọng trong quốc tế hoá giáo dục ở các nước đang phát triển. Những kinh nghiệm của việc mở rộng giáo dục xuyên quốc gia; cũng như cung cấp giáo dục quốc tế chất lượng cao tại Việt Nam đã được chia sẻ.
Ông Rob Stevens, Tổng Giám đốc Phát triển Đối tác Toàn cầu, Đại học Massey (New Zealand) chia sẻ: "Thông thường một trường đại học có uy tín trên thế giới khi thiết lập các chi nhánh tại một quốc gia khác sẽ có ba giai đoạn: tiếp cận với các trường đại học ở địa phương; xây dựng hoàn thiện hơn hệ sinh thái giáo dục tại các trường đại học địa phương và giai đoạn thứ ba là thiết lập các chi nhánh hoạt động độc lập. Liên kết quốc tế là tương lai của chúng ta. Với kinh nghiệm xây dựng chi nhánh tại Singapore chúng tôi thấy rằng thay vì tự mình xây dựng mọi thứ ở một quốc gia nước ngoài, việc thiết lập một mối quan hệ đối tác mạnh mẽ và đáng tin cậy với một trường đại học địa phương sẽ tốt hơn nhiều".
PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương cho biết: "Việc hợp tác quốc tế là truyền thống và được nhà trường thúc đẩy rất sớm. Tới nay chúng tôi có gần 300 đối tác trên khắp thế giới. Đến bây giờ không đơn thuần chúng tôi triển khai các chương trình đào tạo hợp tác mà chúng tôi đã phát triển chương trình của chính chúng tôi và được công nhận bởi các trường đối tác".
Khi giáo dục đại học được thực hiện phi biên giới, việc các trường đại học ở Việt Nam tận dụng được cơ hội ở giai đoạn một và giai đoạn hai khi các trường đại học quốc tế tiếp cận với các trường đại học địa phương là rất quan trọng.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.
Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.
Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.
Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.
Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
0