Kiến trúc độc đáo chùa Thắng Nghiêm

Chùa Thắng Nghiêm tọa lạc tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai là công trình tâm linh có kiến trúc độc đáo, với giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời.

Nhà sư Thích Đạo Phát cho biết: "Ngôi chùa Khúc Thủy hay còn gọi là chùa Thắng Nghiêm đã có gần 2000 năm lịch sử gắn liền với mảnh đất địa linh nhân kiệt. Trong suốt chiều dài lịch sử, chùa trải qua nhiều tên gọi. Sau cùng, trụ trì và cán bộ nhân dân đã lấy tên làm dấu ấn lịch sử quan trọng cho chùa là Thắng Nghiêm Quốc tự và được công bố vào dịp kỉ niệm 1000 năm vua Lý Thái Tổ ban chiếu trùng tu… Thượng tọa luôn đề cao phải gìn giữ các kiến trúc, họa tiết, quy định xây dựng của ông cha chúng ta. Chính vì thế ngôi chùa được xây dựng phù hợp với kiến trúc Phật giáo Bắc Bộ. Bên cạnh đó, hòa quyện với một số chi tiết của Phật giáo mật tông Kim Cương Thừa, để tạo nên những dấu ấn độc đáo và riêng có của nơi này…".

Trong dòng chảy vội vã của đô thị hiện đại, du khách khi tìm về với chùa Thắng Nghiêm sẽ cảm nhận được sự uy nghiêm, bề thế nhưng cũng rất thanh bình và yên tịnh. Không gian và kiến trúc của chùa vô cùng độc đáo và riêng có ở Hà Nội.

Chùa Thắng Nghiêm được xây dựng trên không gian rộng hơn 10.000m², với hai màu nổi bật. Vật liệu chính xây dựng chùa là đá ong, cùng với những họa tiết được thiết kế tỉ mỉ, tinh xảo… Chùa Thắng Nghiêm có nét tương đồng với những ngôi chùa ở Nepal, Tây Tạng, rất độc đáo…

Trong một không gian xanh tĩnh lặng, ngôi chùa nổi bật bởi sự pha trộn hài hòa giữa nét kiến trúc phật giáo cổ xưa độc đáo và kiến trúc bản địa, khiến cho bất cứ ai đến đây cũng cảm thấy như lạc vào một ngôi chùa ở cao nguyên Tây Tạng, vừa xa lạ, vừa gần gũi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tranh cổ động không chỉ dừng lại ở chức năng tuyên truyền trực quan mà còn trở thành một thể loại hội họa đặc sắc của nền mỹ thuật cách mạng.

Làng Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) là nơi sản xuất ra hàng triệu lá cờ Tổ quốc, nơi những người thợ vẫn từng ngày “thổi hồn” vào từng sản phẩm với lòng yêu nghề và niềm tự hào.

Hơn 200 đại biểu từ các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế và các bộ, ban, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội đã tham dự chương trình Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền vào ngày 26/4.

Sau quá trình xét chọn và bình chọn, danh sách 50 tác phẩm xuất sắc đã được công bố vào sáng 25/4, nhằm tôn vinh những đóng góp tích cực của đội ngũ văn nghệ sĩ cho sự phát triển văn hóa, nghệ thuật thành phố trong thời gian qua.

Tiếng gọi của lịch sử, tiếng vọng của tinh thần dân tộc, khát vọng độc lập, hòa bình và phát triển đã được tái hiện sống động qua triển lãm tranh cổ động của họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức.

Triển lãm mỹ thuật “Qua miền thương nhớ” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mang đến cho công chúng một không gian nghệ thuật ý nghĩa.