Kiểm soát lạm phát, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt
Báo cáo các ý kiến tại phiên họp thống nhất đánh giá tình hình kinh tế - xã hội quý I tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, với 10 mặt được nổi bật. Trong đó, tăng trưởng GDP đạt 5,66%, cao hơn cùng kỳ từ 2020 và cao hơn kịch bản đề ra. Thu ngân sách Nhà nước đạt 31,7% dự toán năm, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao triển vọng kinh tế của Việt Nam.

Về phía Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh nêu kiến nghị chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để thành phố hoàn thành ba nhiệm vụ quan trọng: Luật Thủ đô (sửa đổi); Quy hoạch Thủ đô; Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô. Về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, Chủ tịch UBND thành phố đề nghị chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm điều chỉnh chính sách ưu đãi cho vay; giảm lãi suất, tăng thời gian cho vay; đơn giản hóa thủ tục vay vốn của chủ đầu tư, người mua, thuê mua nhà để chương trình đi vào cuộc sống một cách hiệu quả.

Đồng tình với các đánh giá và đề xuất tại phiên họp, Thủ tướng nêu rõ, mặc dù kết quả đạt được là cơ bản, nhưng nước ta vẫn còn nhiều khó khăn thách thức. Cần nhìn nhận thực tế là đến nay một số ngành sản xuất công nghiệp phục hồi còn chậm, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường còn lớn, giải ngân đầu tư công còn chậm, vẫn còn 32.000 tỷ đồng chưa phân bổ; việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội cũng chưa đảm bảo tiến độ. Về nhiệm vụ giải pháp thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu, đặc biệt là chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 6,5% với tinh thần "Năm quyết tâm", "Năm bảo đảm" và "Năm đẩy mạnh". Cụ thể, 5 quyết tâm là: quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức; quyết tâm thực hiện không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; quyết tâm bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm, vì lợi ích chung, đồng thời thúc đẩy phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm. Quyết tâm thứ tư là cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp. Quyết tâm cuối cùng là thúc đẩy các động lực tăng trưởng, phòng chống thiên tai dịch bệnh, ứng phó biến đổi khí hậu.

Về 5 bảo đảm, Thủ tướng lưu ý cần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát; điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt chủ động hiệu quả; đồng thời cần bảo đảm phát triển lành mạnh, công khai, minh bạch các loại thị trường.
Trong 5 đẩy mạnh, cần tập trung đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống. Đẩy mạnh ba đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế; xây dựng hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại; đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Giao một số nhiệm vụ cho các bộ ngành, địa phương với mốc thời hạn hoàn thành cụ thể, người đứng đầu chính phủ đặc biệt lưu ý phải bảo đảm đầy đủ điều kiện để triển khai chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7 tới đây; tăng cường an ninh an toàn hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng, chứng khoán; quản lý giá cả và dứt khoát không để thiếu điện.


Chủ tịch nước Lương Cường sáng 15/5 đã tham dự Lễ tuyên dương Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ 10 năm 2025.
Một vụ sạt lở đất xảy ra tại phường Cầu Mây, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai vào lúc 4h40 sáng 15/5 làm sập 1 căn nhà của người dân và khiến 1 người tử vong.
UBND thành phố Hà Nội đề nghị các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn thành phố treo cờ Tổ quốc từ ngày 18/5/2025 đến hết ngày 20/5/2025, nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Việt Nam nằm trong top 10 điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất trên Google Destination Insights từ đầu năm 2025 đến nay, theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.
Việc tăng tiêu chuẩn khí thải ở Hà Nội và TP.HCM là do chất lượng môi trường không khí có dấu hiệu suy giảm, một số thời điểm chất lượng không khí ở mức xấu.
Hà Nội đón ngày mới với không khí trong lành, mát mẻ. Mưa vẫn diễn ra ở vài nơi. Nhiệt độ ở mức 24-25 độ. Độ ẩm cao trên 90%.
0