Kích thích khơi thông dòng vốn cho thị trường BĐS
Tăng tín dụng, khơi dòng tiền là một hướng quan trọng để giải cứu bất động sản. Thời gian qua lộ trình này đã có nhiều chuyển biến thuận lợi, đáng kể nhất là Ngân hàng Nhà nước đã liên tục điều chỉnh lãi vay, nới tín dụng cho thị trường…
Tuy nhiên, theo nhận định từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), ngay cả khi kênh tiết kiệm ngày càng kém hấp dẫn, dòng tiền vẫn đang thể hiện sự cẩn trọng và dè dặt với thị trường bất động sản. Đặc biệt, cho đến thời điểm hiện tại niềm tin của nhà đầu tư vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Trong khi mức giá vẫn còn quá cao và khả năng tiếp cận vốn vay được cho là tương đối khó.
Do vậy, cần phải có những chính sách phù hợp để mở rộng đối tượng được vay, cơ cấu lại dòng tiền, khơi thông nguồn vốn cho thị trường BĐS thông qua các kênh tín dụng, ngân hàng, trái phiếu, hay FDI… Từ đó, giúp cải thiện nguồn cung trên thị trường, góp phần hạ giá thành sản phẩm và tăng lượng giao dịch, giúp thị trường lưu thông trở lại.


Với những vướng mắc đang tồn tại trên thị trường bất động sản (BĐS), hơn lúc nào hết, thị trường cần phải có những giải pháp quyết liệt nhằm tháo gỡ những nút thắt về pháp lý và dòng vốn.
Với giá bán không hề rẻ, việc sở hữu một căn nhà ở xã hội vẫn luôn là bài toán khó và giấc mơ xa vời với nhiều công nhân và người lao động có thu nhập thấp.
Báo cáo từ các đơn vị nghiên cứu thị trường cho thấy, trong hai tháng đầu năm 2025, mức giá rao bán đất nền vùng ven Thủ đô Hà Nội tăng từ 30-80% tùy từng khu vực.
Theo khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội, mức giá cao nhất là 198.000 đồng/m²/tháng, tương đương gần 14 triệu đồng cho căn hộ 70m².
Trước tình trạng cá nhân tham gia đấu giá đất có nhiều bất cập trong năm 2024, Hà Nội đã khuyến khích doanh nghiệp đấu giá đất.
Nhờ cơ chế đặc thù, nhiều dự án đình trệ đã được khơi thông, tái khởi động; các vướng mắc về pháp lý, thủ tục đầu tư, đất đai dần được tháo gỡ.
0