Không xem nhẹ dịch sốt xuất huyết
Bà Đỗ Thị Nhã (xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ) vừa bị mắc sốt xuất huyết. Cả gia đình bà đều biết nguyên nhân lây truyền sốt xuất huyết là do muỗi vằn truyền bệnh. Thế nhưng bể nước mưa ngay trong sân nhà bà lại không đậy kín và không thả cá để diệt bọ gậy.
Bà Đỗ Thị Nhã kể: “Tôi cảm thấy người mệt mỏi. Bể nước mưa tôi cũng đã thả cá rồi nhưng ban kiểm tra về thì lại không thấy cá nữa. Hiện nay, tôi lại tiếp tục mua cá về bỏ vào bể nước mưa gia đình để diệt bớt bọ gậy".

Từ đầu năm đến nay, Khoa truyền nhiễm của Bệnh viện đa khoa Đống Đa đã điều trị cho trên 100 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, riêng trong tháng 7 là 55 ca bệnh.
Theo các bác sĩ của bệnh viện thì dịch bệnh sốt xuất huyết sẽ gia tăng mạnh từ tháng 9 đến tháng 11 trong năm.

Thạc sĩ, bác sĩ CKII Dương Quốc Bảo, Phó trưởng Khoa truyền nhiễm – Bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho hay: “Sốt xuất huyết có bốn tuýp, tuy nhiên mỗi năm đều có sự lưu hành của nhiều tuýp khác nhau. Năm nay có thể xuất hiện tuýp 1, 2 và 3.
Đối với người có biểu hiện như sốt, đau đầu, mệt mỏi mà nghi sốt xuất huyết thì bệnh nhân nên đi khám tại các cơ sở y tế nhằm chuẩn đoán sớm bệnh sốt xuất huyết, tránh điều trị tại nhà xảy ra các biến chứng nguy hiểm".

Tuần qua, toàn thành phố đã ghi nhận 125 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, tăng 7 trường hợp so với tuần trước. 7 tháng đầu năm, Hà Nội đã ghi nhận trên 1.400 ca bệnh sốt xuất huyết.


Người bị xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu dữ dội, có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ và cần được xử lý y tế khẩn cấp.
Một bệnh nhân đau bụng dữ dội nhưng chủ quan không đi thăm khám, tự uống thuốc giảm đau khiến cấp cứu chậm trễ và gây vỡ ruột thừa.
Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.
0