Không thuộc diện ưu đãi nhưng vẫn ở nhà xã hội
Điều này đã được Quốc hội chỉ ra trong Báo cáo giám sát về thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Mặc dù không nằm trong diện ưu đãi để mua nhà ở xã hội, nhưng người mua có thể dễ dàng sở hữu 1 căn nhà ở xã hội thông qua việc mua đi bán lại các suất ưu đãi.
Nếu theo quy định thì nhà ở xã hội đi vào sử dụng 5 năm trở lên mới được bán sang tên. Nhưng, có những trường hợp chưa đủ thời gian quy định đã được đổi chủ. Hoặc thậm chí, có dự án chưa đi vào bàn giao và sử dụng nhưng lại được mua bán nhộn nhịp.
“Suất ngoại giao”, “Chính chủ cần bán”,…. đây là những lời mở đầu cho các bài đăng rao bán nhà ở xã hội trên một số trang giao dịch BĐS.
Còn nhớ cách đây hơn 1 năm, khi dự án này mới được mở bán, với tỉ lệ chọi 1/9, rất nhiều người tiếc nuối ra về khi không thể có một suất tại đây. Ở bước cuối cùng là thẩm định lại hồ sơ, vẫn còn 7 người bị loại do đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở tại các vị trí khác hoặc có nhà đất vượt quá 10m2/người, nhưng vẫn tham gia bốc thăm.
Đáng chú ý là ngay sau khi buổi bốc thăm diễn ra, đã có các thông tin rao bán các suất nhà ở xã hội với mức chênh vài trăm triệu đến cả tỷ đồng. Điều này phản ánh một thực trạng: việc mua nhà ở xã hội vẫn còn kẽ hở, bị một số người lợi dụng.
Vấn đề này làm nóng nghị trường Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 vừa qua. Bà Nguyễn Thị Việt Nga - Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, cho biết: “Có một thực trạng đã và đang xảy ra hiện nay là có người sở hữu được nhà ở xã hội nhưng không phải là người trong diện thụ hưởng ưu đãi này, không phải là đối tượng chính sách, không phải là hộ nghèo, hộ cận nghèo hay là thu nhập thấp như trong quy định. Thậm chí có những dự án nhà ở xã hội tôi nhận thấy chưa nghiệm thu nhưng việc rao bán nhà ở xã hội đang xuất hiện trên mạng xã hội như là Facebook hay là Zalo”.
Anh Trịnh Như Thái, phường Yên Lãng, quận Đống Đa, cho rằng: "Chính vì như vậy mà các dự án mới chúng tôi rất khó để tiếp cận. Bài toán đặt ra là chúng tôi phải tìm những nhà ở xã hội cũ đã qua sử dụng. Sau 4, 5 năm sử dụng thì giá lại lên quá cao. Đấy là một rào cản cho những người thu nhập thấp”.
Người thu nhập thấp khó tiếp cận. Người khá giả bỏ tiền mua chênh là có thể sở hữu nhà ở xã hội. Loại hình kinh doanh này đang bị biến tướng, làm sai lệch đi mục đích nhân văn ban đầu.
Hiện có quy định chỉ được bán nhà ở xã hội sau khi đã mua được 5 năm trở lên, nhưng lại chưa có chế tài xử phạt cụ thể. Do đó dẫn đến việc nhiều người bán sang tay suất mua nhà ở xã hội. Đây là một trong những nguyên nhân khiến giá nhà ở xã hội đã qua sử dụng bị đẩy lên cao phi lý.
Trước thực trạng này, bà Nguyễn Thị Việt Nga - Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, đã đề nghị Quốc hội bổ sung nội dung tăng cường kiểm tra đối tượng sở hữu nhà ở xã hội và quy trình thủ tục xét duyệt hồ sơ mua, thuê mua nhà ở xã hội để có thể phát hiện và xử lý các sai phạm có liên quan.
Đây là việc làm cần thiết để các dự án nhà ở xã hội phục vụ đúng đối tượng, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, trục lợi ảnh hưởng đến chính sách an sinh của Nhà nước.


Lợi dụng thông tin sáp nhập, giá đất tại nhiều tỉnh, thành thời gian qua bị thổi cao phi lý, thị trường bất động sản trở nên méo mó, tiềm ẩn nguy cơ vỡ 'bong bóng'.
Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.
Việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.
Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang, trong khi nguồn cung nhà ở còn thiếu.
Một số trường hợp bỏ hoang đất sẽ bị Nhà nước thu hồi, theo quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024.
0