Không để xảy ra 'điểm nóng' vi phạm trật tự xây dựng
UBND thành phố giao các Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành, địa phương đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với trật tự xây dựng trên địa bàn.
Năm 2024, Hà Nội tăng hơn 7 nghìn công trình so với năm 2023, nhưng số công trình vi phạm trật tự xây dựng giảm 0,76%. Tỉ lệ công trình vi phạm đang tiếp tục giải quyết giảm 11,2% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, theo Sở Xây dựng, việc quản lý trật tự xây dựng chưa đồng đều; tổng hợp, báo cáo số liệu của UBND cấp huyện, đội quản lý trật tự xây dựng đô thị còn nhiều hạn chế, vẫn để phát sinh các vụ việc mới, một số nơi chưa kiểm soát chặt chẽ để xảy ra vi phạm gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự và phát triển kinh tế - xã hội.


Trước thực trạng giá nhà, đất đang tăng cao phi lý như hiện nay, việc phát triển nhà ở giá rẻ là cần thiết để đảm bảo an sinh xã hội.
UBND thành phố yêu cầu Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và đơn vị liên quan rà soát, phân loại rõ trụ sở làm việc, tập trung vào các trường hợp dôi dư, không sử dụng, để trống, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích.
HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công. Trong đó, 3 cây cầu lớn bắc qua sông Hồng là cầu Trần Hưng Đạo, Tứ Liên và Ngọc Hồi được kỳ vọng sẽ mở ra không gian lớn để phát triển Thủ đô.
Trên thế giới, có nhiều thành phố phát triển và nổi tiếng nhờ gắn liền với các dòng sông như sông Hoàng Phố (Thượng Hải), sông Hàn (Seoul)… Trong tương lai sẽ có thêm sông Hồng gắn với niềm tự hào của Hà Nội.
Theo quy định mới, người môi giới bất động sản sẽ phải có chứng chỉ hành nghề và phải hoạt động trong một tổ chức, đơn vị kinh doanh dịch vụ môi giới.
HĐND thành phố Hà Nội vừa thông qua điều chỉnh, bổ sung danh mục 14 dự án thu hồi đất năm 2025 với tổng diện tích hơn 772ha, tại 8 quận, huyện để triển khai các dự án bất động sản.
0