Không cần xét nghiệm 'tìm máu đông' sau tiêm vaccine Covid

Người đã tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu do nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu chỉ xuất hiện trong 3-42 ngày sau tiêm. Đây là khuyến cáo mà Bộ Y tế vừa đưa ra.

Trước đó, các chuyên gia cũng đánh giá huyết khối kèm hội chứng giảm tiểu cầu liên quan đến vaccine AstraZeneca là tác dụng phụ rất hiếm gặp và thường chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn sau tiêm.

Tại Việt Nam, vaccine AstraZeneca được Bộ Y tế cấp phép sử dụng có điều kiện từ ngày 1/2/2021 để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong công tác phòng, chống dịch. Đây là loại vaccine Covid-19 đầu tiên được Việt Nam nhập khẩu và triển khai tiêm chủng. Vaccine này hiện là một trong những vaccine được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, với hơn 170 quốc gia đã cấp phép sử dụng khẩn cấp và hơn 2 tỷ liều đã được tiêm chủng toàn cầu.

Đến nay, Việt Nam đã tiêm hơn 266 triệu liều vaccine phòng Covid-19 cho người dân từ 5 tuổi trở lên, trong đó có 70 triệu liều vaccine AstraZeneca.

Quá trình tiêm chủng diễn ra nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới và kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển. Đến nay Việt Nam đã tiêm hơn 266 triệu liều vaccine phòng Covid-19 cho người dân từ 5 tuổi trở lên, trong đó có 70 triệu liều vaccine AstraZeneca.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thấm nhuần lời dạy của Bác, trong suốt 70 năm qua, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, kiểm soát tốt dịch bệnh, giám sát chặt chẽ công tác an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao chất lượng dân số Thủ đô.

Chủng virus corona mới HKU5 mà các chuyên gia Trung Quốc phát hiện ở loài dơi hiện chưa gây nguy hiểm cho con người.

Các bệnh viện thuộc hệ thống y tế Hà Nội đã ứng dụng nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao của khu vực và thế giới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh.

Tại Trung tâm cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai, không có khái niệm về ngày tháng, giờ giấc. Với các nhân viên y tế, giờ nào còn bệnh nhân thì giờ đó là giờ làm việc.

Nếu ví mỗi cuộc phẫu thuật là một "màn trình diễn" của phẫu thuật viên thì bác sĩ gây mê là những người phía sau hậu trường hỗ trợ. Bởi mỗi ca phẫu thuật thành công có sự đóng góp không nhỏ của các bác sĩ gây mê.

Những năm qua, ngành y tế Hà Nội đã làm chủ các kỹ thuật cao, trang thiết bị hiện đại, cứu sống nhiều ca bệnh. Vì vậy, người bệnh không phải chuyển viện lên tuyến trung ương.