Khởi tố, tạm giam đối tượng liên quan thuốc giả, sữa giả
33 đối tượng trên tập trung ở ba vụ án. Vụ thứ nhất là vụ án sản xuất, tiêu thụ sữa bò giả xảy ra tại Hà Nội và các tỉnh lân cận; đến ngày 29/4 đã khởi tố, bắt tạm giam 15 đối tượng. Vụ án thứ hai liên quan đến sản xuất thuốc chữa bệnh xảy ra tại tỉnh Thanh Hóa và nhiều tỉnh thành khác; đến nay đã khởi tố, bắt tạm giam 14 đối tượng. Vụ thứ ba là sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sử dụng kết quả thử nghiệm giả mạo để đưa sản phẩm ra thị trường, do Công ty TNHH Herbitech sản xuất. Đến nay đã khởi tố, bắt tạm giam bốn bị can.
Trong đó, vụ án liên quan đến Công ty TNHH Herbitech có dấu hiệu vị phạm đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài hành vi làm giả thực phẩm chức năng, Giám đốc Công ty Phạm Vũ Khiêm còn chỉ đạo thuộc cấp thực hiện hành vi trốn thuế.
Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên – Người phát ngôn Bộ Công An phát biểu tại họp báo: "Bước đầu xác định đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước với số tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp là hơn 10 tỷ đồng. Bên cạnh đó, quá trình điều tra vụ án này, cơ quan điều tra đã xác định, có hai sản phẩm bảo vệ sức khoẻ do Công ty TNHH Herbitech sản xuất là hàng giả, đồng thời đã thu giữ 115 mẫu sản phẩm bảo vệ sức khoẻ do Công ty Herbitech sản xuất có dấu hiệu là hàng giả, đang chờ kết quả giám định".
Liên quan đến vấn đề này, Lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định, Bộ làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Ông Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: “Việc quản lý thực phẩm chức năng liên quan đến Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch. Ví dụ như người nổi tiếng tham gia quảng cáo sai sự thật. Việc quản lý, giám sát, phần lớn, Bộ Y tế đã phân cấp, ủy quyền cho tỉnh, thành phố và các Sở Y tế. Bộ Y tế chỉ có quyết định về tiêu chí, tiêu chuẩn. Dẫn đến vụ việc như vậy do rất nhiều nguyên nhân. Một phần nguyên nhân là do chúng ta tiến tới một phần quản lý tiên tiến, đó là để cho các doanh nghiệp, cá nhân tự công bố, dẫn đến nhiều sản phẩm không đúng với sự thật”.
Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm để tiến tới miễn hoàn toàn phí khám chữa bệnh cho nhân dân, đến nay, Bộ Y tế đã xây dựng những lộ trình cụ thể để có thể triển khai trong giai đoạn 2030 - 2035.
"Từ 2030-2035, nghiên cứu để sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế, hoàn thiện các chính sách, quy định, hướng dẫn để thực hiện miễn phí chăm sóc sức khoẻ toàn dân; khám sức khoẻ định kỳ và miễn viện phí toàn dân không phải là điều quá xa vời nếu chúng ta có quyết tâm chính trị đủ mạnh, sự đồng thuận xã hội rộng rãi và một lộ trình thực hiện rõ ràng", Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay.


8 đối tượng đã bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Nam bắt giữ do có hành vi “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản”; 3 đối tượng khác bị bắt giữ về hành vi “đánh bạc”.
Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc CATP Hà Nội, trong chưa đầy một tháng qua, Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an TP Hà Nội đã phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, ngăn chặn hàng chục tấn thực phẩm bẩn đang chuẩn bị được đưa đi tiêu thụ.
Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn tại kỳ họp tháng 10 tới; trong đó, hành vi gian lận bảo hiểm y tế được đề xuất nâng mức xử phạt cả về hành chính và mức phạt tù.
Công an TP Hà Nội đã phát đi "Cảnh báo lừa đảo Quishing bùng phát" - thủ đoạn sử dụng mã QR độc hại để dẫn người dùng đến các trang web giả mạo, cài đặt phần mềm gián điệp hoặc thực hiện các giao dịch tài chính không mong muốn.
Lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tích cực sử dụng trang thiết bị nghiệp vụ hiện đại để ghi hình, xử lý các hành vi vi phạm giao thông, đặc biệt trong giờ cao điểm tại những tuyến đường trọng điểm của Thủ đô.
Khi lưu thông trên đường, đặc biệt trên các tuyến cao tốc, quốc lộ cho di chuyển với độ cao, người lái xe cần chú ý quan sát, cẩn trọng với các tình huống bất ngờ.
0