Khơi nguồn cảm hứng lịch sử, văn hóa từ những thước phim

Điện ảnh Việt trong những năm gần đây đã chứng kiến những chuyển biến tích cực. Bất chấp những hạn chế về nguồn lực và kinh nghiệm, các nhà làm phim đang khai thác khá tốt về đề tài lịch sử, văn hoá.

Khác với những năm trước, khi các bộ phim đề tài lịch sử gặp nhiều trở ngại trong việc thu hút, giữ chân khán giả, thì nay, với hiệu ứng truyền thông cũng như sự tận tâm, chỉn chu trong thực hành làm phim, các bộ phim đề tài lịch sử, văn hóa gần đây đã chinh phục được khán giả.

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên và nhà đầu tư cùng ê-kíp làm phim đã cho ra mắt một phiên bản mới của bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối”. Phiên bản mới này được xây dựng dựa trên chính tình yêu và những phản hồi, đóng góp chân thành từ khán giả kể từ khi phim công chiếu.

Bộ phim của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên ra mắt được khoảng một tháng, tạo những hiệu ứng chưa từng có trong lịch sử điện ảnh đối với một bộ phim lịch sử chiến tranh, cách mạng. “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” là phim chiến tranh của Việt Nam đầu tiên vượt qua mốc doanh thu 100 tỷ và tiếp đó là hơn 160 tỷ đồng. Thành công của “Địa đạo” không chỉ là con số doanh thu mà còn ở sự thu hút mọi đối tượng khán giả, đặc biệt là giới trẻ, thế hệ Gen Z đến rạp xem phim.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên chia sẻ: “Địa đạo Củ Chi thực sự đặc biệt. Tôi chỉ có thể kể lại bằng tình cảm của mình thôi, mọi người nên đến Củ Chi để có thể tìm hiểu thêm về địa đạo, tìm hiểu thêm về lịch sử. Tôi nghĩ rằng mỗi người sẽ có một bài học lịch sử cho riêng mình".

Trước “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối”, làn sóng yêu thích phim lịch sử lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, đặc biệt là các bạn trẻ nhờ hiệu ứng tích cực từ phim "Đào, Phở và Piano". Mỗi nhân vật trong phim mang theo một số phận, câu chuyện riêng. Điểm chung của họ là tinh thần lạc quan, tích cực giữa những bộn bề, đổ nát và khắc nghiệt của chiến tranh. Giới trẻ ngày nay sử dụng mạng xã hội như một công cụ tìm kiếm hữu hiện. Vì thế, chẳng ngạc nhiên khi những thước phim ngắn lên xu hướng trên mạng xã hội như TikTok, Facebook, Instagram sẽ thu hút và có tác động lớn đến hành vi của họ.

Yếu tố lịch sử, văn hóa Việt cũng thấm đẫm trong từng thước phim “Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu”. Phim đã gây sốt tại các cụm rạp trong kì nghỉ lễ này. Theo nhà sản xuất Đinh Ngọc Diệp - vợ đạo diễn Victor Vũ, đoàn phim dành chi phí lớn cho phần tạo hình. Do bối cảnh vào thời nhà Nguyễn - thế kỷ XIX, trang phục khó mượn hoặc mua với số lượng lớn, ê-kíp chọn cách may gần 1.000 bộ cho tuyến chính lẫn phụ. Những bộ cổ phục được may thủ công, tái hiện rõ ràng sự phân tầng giai cấp thời Nguyễn, từ áo tứ thân của dân thường đến áo lụa cầu kỳ của giới quý tộc. Âm nhạc trong phim được sử dụng hợp lý, góp phần tạo nên bầu không khí căng thẳng, rùng rợn cần thiết.

Diễn viên Quốc Huy – Phim “Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu” cho hay: “Đặc biệt nhất đó là được quay phim ở trên Đông Bắc và Tây Bắc. Thực sự là Việt Nam mình quá đẹp và khi Huy được quay ở trong những khung cảnh đó, mình cảm giác rất là tự hào khi đất nước mình có những cảnh đẹp như vậy. Hy vọng thông qua bộ phim thì có thể giới thiệu đến quý vị khán giả, cũng như là những người Việt kiều hoặc là những người nước ngoài, biết thêm về cảnh đẹp của đất nước ta".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ba thành viên BlackPink, bao gồm Lisa, Jennie và Rosé nhanh chóng trở thành tâm điểm khi có màn “đối đầu” thời trang tại thảm đỏ sự kiện thời trang lớn nhất hành tinh - Met Gala 2025, diễn ra vào sáng 6/5 tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan (New York, Mỹ).

Sau hơn một năm thai nghén, “Trạng Quỳnh nhí: Truyền thuyết Kim Ngưu” - phim hoạt hình 3D thuần Việt đã giới thiệu đến công chúng những hình ảnh đầu tiên. Đây không chỉ là một tác phẩm hoạt hình đơn thuần mà còn là cột mốc đáng nhớ, khi trở thành bộ phim hoạt hình chiếu rạp đầu tiên của Việt Nam khai thác về nhân vật dân gian.

Chương trình Giao lưu Nghệ thuật Phật giáo, một trong những hoạt động trọng điểm trong khuôn khổ Đại lễ Vesak năm nay, sẽ có sự góp mặt của các đoàn nghệ thuật Phật giáo đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, góp phần tạo nên không gian nghệ thuật giàu tính nhân văn.

Hơn 40 nghệ sĩ mặc Việt phục đã tham gia buổi diễu hành mừng Đức Phật đản sinh tối 5/5. Đây là sự kiện truyền thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây nhân mỗi mùa Phật Đản.

Ê-kíp sản xuất bộ phim điện ảnh "Huyền tình Dạ Trạch" ngày 5/5 đã tổ chức vòng casting tại TP.HCM, thu hút sự góp mặt của nhiều diễn viên tên tuổi cùng hàng trăm gương mặt trẻ triển vọng.

"Hoa tháng Năm" - sự kiện diễu hành với trang phục Việt đã diễn ra tại các địa điểm văn hoá nổi tiếng của Hà Nội với sự tham gia của gần 30 mẫu nhí ở khắp cả nước, trong đó có các bạn mẫu nhí khiếm thính.