Khơi dậy niềm yêu thích lịch sử bằng trải nghiệm thực tế
Các chương trình giáo dục học sinh thông qua hành trình thực tế là phương pháp hiệu quả giúp các em học hỏi, khám phá và thấm nhuần tinh hoa cha ông ta để lại.
Cuộc thi về tìm hiểu kiến thức lịch sử xung quanh chiến thắng ngày 30/4/1975 hay mô hình về các địa danh lịch sử do chính tay các em học sinh tự xây dựng là cách làm thú vị giúp học sinh trở nên hào hứng hơn với môn học lịch sử.
Em Nguyễn Phạm Hiền Minh - học sinh lớp 9, Trường Wellspring Hanoi chia sẻ: "Chúng em có mô hình về đường Trường Sơn, địa đạo Củ Chi. Các bạn đã cùng nhau lên ý tưởng bản vẽ trước và sau đó sử dụng những dụng cụ được các thầy cô cung cấp. Thông qua việc làm mô hình, các bạn sẽ có cơ hội hiểu hơn về lịch sử và những dấu mốc quan trọng".
Còn với các em học sinh của trường PTDT Nội trú Hà Nội, việc được tự mình khám giá, nghiên cứu về hành trình lịch sử của đất nước đã giúp các em có thành tích nổi bật trong các kỳ thi cấp thành phố.
Môn lịch sử trước đây thường được coi là môn học khó nhớ với đại đa số học sinh. Thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử, nhiều thầy, cô giáo đã nghiên cứu và tìm tòi, tạo những bước chuyển biến mới tích cực trong phương pháp dạy học của môn này.
Ông Nguyễn Vĩnh Sơn - Tổng Hiệu trưởng Trường Wellspring Hanoi cho biết: "Chúng tôi luôn mong mỏi rằng, làm thế nào để các con hiểu được giá trị của lịch sử, đạo đức một cách chân thực nhất, trung thực nhất và gắn liền với cuộc sống thực tế nhất. Do đó bất cứ điều gì đổi mới sáng tạo giúp các con hiểu được những giá trị đó một cách sâu sắc nhất thì chúng tôi sẽ thực hiện".
Muốn yêu lịch sử, phải có người “thổi lửa”. Bên cạnh vai trò của thầy, cô trong việc định hướng, dẫn dắt học sinh yêu thích bộ môn lịch sử, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, nhà trường cần là cầu nối để giúp các em có thêm nhiều trải nghiệm với việc học sử.
Việc đổi mới tư duy sáng tạo và phương pháp dạy học truyền cảm hứng của các thầy, cô sẽ là điều quyết định để môn học này thực hiện được sứ mệnh quan trọng của nó - giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ học sinh.


Lễ ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57 giữa Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM và Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra trong chiều 3/4.
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổ chức hội thảo với chủ đề “Kỷ nguyên số: Khám phá lớp học iPad và trường học thông minh” tại Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Giáo viên tiếng Anh hiện nay dễ dàng sáng tạo trong thiết kế bài giảng, lựa chọn các ứng dụng phần mềm công nghệ để hỗ trợ, tạo nên những tiết học hấp dẫn và hiệu quả.
Các địa phương chậm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm bao gồm: Quảng Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Phúc và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT của Đài Hà Nội sẽ bắt đầu lên sóng từ ngày 4/4 trên kênh H2 và ứng dụng Hanoi ON.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của 8 trường khối công an năm nay là hơn 2.300, trong đó Học viện An ninh nhân dân tuyển nhiều nhất với 540 chỉ tiêu, Bộ Công an thông tin.
0