Khởi đầu cho bình thường hóa quan hệ Nga - Mỹ
Sau cuộc họp kéo dài khoảng 4,5 giờ để thảo luận về việc khôi phục quan hệ ngoại giao và đẩy nhanh tiến trình đàm phán hòa bình Ukraine, hội nghị được đánh giá là thành công và ghi nhận các kết quả tích cực.
Phái đoàn Nga gồm Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov, trợ lý tổng thống Yury Ushakov và Tổng giám đốc điều hành Quỹ đầu tư trực tiếp Nga Kirill Dmitriev. Đại diện của Mỹ gồm Ngoại trưởng Marco Rubio, Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz và đặc phái viên Đại sứ Steve Witkoff.
Một trong những kết quả nổi bật tại cuộc họp là giải quyết dứt điểm vấn đề phái bộ ngoại giao. Các nhà ngoại giao của Mỹ và Nga đã nhất trí tái khởi động quan hệ giữa hai nước và bổ nhiệm đại sứ để giúp giải quyết mọi căng thẳng phát sinh trong quan hệ song phương.
Ngoài ra, hai bên nhất trí bắt đầu các cuộc tham vấn chính thức về thỏa thuận hòa bình cho Ukraine. Hai nước sẽ thành lập các nhóm làm việc cấp cao nhằm xem xét các giải pháp tiềm năng để chấm dứt xung đột. Mặc dù chưa xác định được thời gian cụ thể cho cuộc họp đầu tiên của các nhóm này, nhưng cả hai bên đều khẳng định rằng việc này sẽ diễn ra trong thời gian sớm nhất.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết: “Hôm nay là bước đầu tiên của một hành trình dài và khó khăn, nhưng là một hành trình quan trọng. Tôi muốn nói với các bạn rằng để chấm dứt bất kỳ cuộc xung đột nào, phải có những nhượng bộ từ tất cả các bên. Chúng ta sẽ không xác định trước những nhượng bộ đó là gì. Tuy nhiên, mục tiêu là chấm dứt xung đột này theo cách công bằng, lâu dài, bền vững và được tất cả các bên liên quan chấp nhận”.
Phía Mỹ cũng nhấn mạnh về việc đưa Ukraine và Liên minh châu Âu (EU) vào các cuộc đàm phán với một số vai trò nhất định, nhưng không cam kết họ sẽ được ngồi vào bàn đàm phán. Trong khi đó, Nga đã loại trừ khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu tới Ukraine.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết: “Tổng thống Vladimir Putin đã nhiều lần nhấn mạnh việc mở rộng NATO và việc Liên minh Bắc Đại Tây Dương sáp nhập Ukraine là một mối đe dọa trực tiếp đối với lợi ích của Liên bang Nga và chủ quyền của chúng tôi. Sự hiện diện của các lực lượng vũ trang từ các nước NATO là không thể chấp nhận đối với chúng tôi”.
Theo hãng tin Fox News, Nga và Mỹ đang đề xuất một kế hoạch hòa bình 3 giai đoạn, trong đó việc tổ chức bầu cử tại Ukraine là một trong những điều kiện chủ chốt cho một tiến trình giải quyết xung đột ở quốc gia Đông Âu này.
Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp của phái đoàn Nga - Mỹ ở Riyadh, Tổng thống Donald Trump đã cáo buộc Ukraine là bên khơi mào cuộc chiến và chỉ trích tính chính danh của Tổng thống Zelensky.
Cụ thể, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết: “Đã lâu rồi chúng ta chưa có một cuộc bầu cử ở Ukraine. Nhà lãnh đạo ở Ukraine, tôi ghét phải nói điều này, nhưng ông ấy chỉ đạt tỷ lệ ủng hộ 4%”.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov xác nhận Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng đàm phán với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky, song việc các thỏa thuận có thể được ký kết như thế nào về mặt pháp lý là chủ đề cần thảo luận nghiêm túc, vì “phải tính đến thực tế về tính hợp pháp của ông Zelensky”.


Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 đã ký sắc lệnh áp dụng mức thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, khiến các hãng sản xuất ô tô “đứng ngồi không yên”.
Một máy bay phản lực Eurofighter Typhoon của Anh đã thực hiện thành công chiến thuật quan trọng tiếp nhiên liệu trên không trong khuôn khổ cuộc tập trận Ramstein Flag của NATO.
Nga xác nhận đã thực hiện một cuộc tấn công bằng tên lửa vào một mục tiêu quân sự tại thành phố Krivoy Rog, miền Đông Ukraine vào tối ngày 4/4.
Ông Kirill Dmitriev, Đặc phái viên của Tổng thống Nga về kinh tế tuyên bố rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ngăn chặn được chiến tranh thế giới thứ ba.
Các mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump lớn hơn dự kiến, hậu quả kinh tế bao gồm lạm phát cao hơn và tăng trưởng chậm hơn có thể xảy ra, theo Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Số người thiệt mạng trong trận động đất tại Myanmar là 3.301 người, trong khi 4.792 người bị thương và 221 người vẫn mất tích.
0