Khoa học Trái đất và Tài nguyên với Phát triển bền vững

Sáng 14/11, tại Hà Nội, Trường Đại học Mỏ - Địa chất phối hợp với nhiều đơn vị tổ chức Hội nghị toàn quốc “Khoa học trái đất và tài nguyên với phát triển bền vững”, thu hút sự tham gia của hơn 500 đại biểu trong nước và quốc tế.

Vấn đề bảo vệ môi trường đang trở thành mối quan tâm chung trong bối cảnh nắng nóng, lũ lụt, bão lớn xảy ra với tần suất ngày càng lớn, gây tổn thất nghiêm trọng cho nhiều quốc gia trên thế giới. Các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của Việt Nam đã cùng thảo luận và đưa ra các giải pháp để phát triển bền vững trước những thách thức của biến đổi khí hậu và tăng trưởng kinh tế.

Tại Hội nghị, GS.TS Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng trường Đại học Mỏ - Địa chất đã trình bày nghiên cứu của ông và các đồng nghiệp về việc trượt đất xảy ra nhiều ở những vùng dễ bị tổn thương trong điều kiện khí hậu cực đoan; nguyên nhân và cách thức nào để giảm thiểu, cách nhìn mới từ hậu quả của bão Yagi ở miền Bắc Việt Nam.

GS.TS Trần Thanh Hải cho biết: “Trượt đất là tác động cộng hưởng của các nguyên nhân địa chất nội sinh, ngoại sinh, nhân sinh và các yếu tố địa chất cũng như các yếu tố sinh học khác”.

Tại Hội nghị, việc xác định và dự báo sự dịch chuyển của các kim loại nặng từ nguồn ô nhiễm vào tầng chứa nước dưới đất bở rời cũng đã được đưa ra, cùng với đó là các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm.

PGS.TS Nguyễn Văn Lâm, Chủ tịch Hội Địa chất Thủy văn Việt Nam chia sẻ: “Ô nhiễm môi trường nước dưới đất ảnh hưởng tới nguồn nước cấp sinh hoạt ở nhiều nơi. Giải pháp là chúng ta không nên xây dựng các cơ sở sản xuất và các bãi rác ở những vùng có mối quan hệ thuỷ lực với nước dưới đất và với những vùng này, chúng ta phải bảo vệ lớp đất sét ở bên trên, không được để phá huỷ lớp sét đó làm ô nhiễm môi trường. Cùng với đó phải tổ chức quan trắc, giám sát môi trường ở các nơi chôn lấp và xử lý chất thải”.

Hội nghị toàn quốc “Khoa học Trái đất và Tài nguyên với phát triển bền vững” được trường Đại học Mỏ - Địa chất tổ chức 2 năm/lần, trở thành diễn đàn để các Tập đoàn, Hội Địa chất và các tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực khai khoáng, địa chất, môi trường của Việt Nam cùng bàn thảo về những thách thức đang đặt ra và chia sẻ những kết quả nghiên cứu mới. Hội nghị diễn ra cùng thời điểm COP29 đang diễn ra tại Azerbaijan với sự tham dự của hơn 51.000 đại biểu đến từ gần 200 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hội nghị COP29 năm nay đã đề xuất dành 1.000 tỷ USD/năm cho các nước đang phát triển để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với 100% đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; ấn định ngày bầu cử khóa mới.

Hệ thống thẻ vé liên thông các loại hình vận tải công cộng tàu điện, xe buýt ở Thủ đô dự kiến khai trương vào ngày 2/9, theo thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội.

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã được chọn để trao Giải thưởng lớn tại Lễ trao Giải Kiến trúc quốc gia lần thứ 16 diễn ra vào tối 20/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 dự kiến được tổ chức vào Chủ nhật, ngày 15/3/2026.

Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu đề xuất cho người từ 16 tuổi trở lên được góp vốn thành lập doanh nghiệp vì người đủ 16 tuổi không còn là trẻ em, có quyền lao động.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 21/5 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.