Khó tiêu tiền mặt

Tiện lợi, nhanh chóng, an toàn - thanh toán không tiền mặt không chỉ là xu hướng, mà đang trở thành thói quen của nhiều người Việt.

Sử dụng tiền mặt thật khó!

Chỉ cách đây vài năm, việc đi chợ truyền thống và dùng tiền mặt gần như là điều không thể thay thế. Nhưng giờ đây, với một chiếc điện thoại và một mã QR, mọi thứ đang thay đổi từng ngày. Người mua không cần lo tiền lẻ, người bán cũng không còn đau đầu vì trả lại nhầm, đếm sai hay sợ tiền giả.

Nếu cầm tờ 500.000 đồng đi mua cốc trà đá, bạn có thể… không mua được. Nhưng chỉ cần vài thao tác trên điện thoại, không cần ví, không cần tiền mặt - mọi giao dịch giờ đây đã trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

Một tờ 500.000 đồng - tưởng như cầm chắc trong tay cả buổi sáng sung túc. Nhưng lại khiến người tiêu dùng rơi vào cảnh "có tiền mà không tiêu được". Trả lại thì không có đủ tiền lẻ, đổi cũng không ai dám đổi. Tiền mặt giờ đây, trong nhiều tình huống, lại… trở thành rắc rối.

Bà Đinh Thị Dung (Láng Hạ) cho biết: "Tôi đi chợ thường xuyên, nhưng có những sáng tôi có tờ 500 nghìn nhưng không thể mua được, vì tất cả mọi người đều không có tiền lẻ trả lại. Tôi cảm thấy rất văn minh và tiện lợi, an toàn. Từ khi có mã QR, tôi cảm thấy rất yên tâm và rất thích".

Anh Dương Quang Huy (Mỹ Đức) cho rằng: "Từ ngày 1/4 tới, các bãi gửi xe chuyển phương thức thanh toán sang quét mã QR. Mình thấy khá tiện lợi vì khoản tiền gửi xe khá nhỏ, mình có thể kiểm soát được chi tiêu hàng ngày".

Tiện lợi, nhanh chóng, minh bạch - thanh toán không tiền mặt không chỉ là xu hướng, mà đang trở thành thói quen. Và biết đâu, trong tương lai gần, những tờ tiền mệnh giá lớn… sẽ chỉ nằm yên trong ví như một "kỷ niệm". Vì người Việt - đang dần sống… không tiền mặt.

Bán hàng ngày nay phải nhanh, phải tiện

Bằng cách thanh toán thông qua các ứng dụng trên điện thoại thông minh, thẻ ngân hàng hoặc qua phần mềm do ngân hàng cung cấp… người dân và các cơ sở kinh doanh có thể không dùng tiền mặt trong mua bán, kinh doanh.

Không chỉ tại các khu vực trung tâm thành phố, thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay khá phổ biến ở các vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội. Từ tháng 6/2024, mô hình "Chợ 4.0 - Chợ thanh toán không dùng tiền mặt” đã được triển khai tại chợ Quảng Oai (thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì). Thay vì phải mang theo tiền thì người dân chỉ cần mang theo điện thoại hay thẻ thanh toán là có thể dễ dàng giao dịch. Việc thanh toán này đã tạo sự tin tưởng của người dân và bà con tiểu thương, phù hợp xu hướng phát triển của tiêu dùng thông minh, giúp nâng cao tính chính xác, thuận tiện và nhanh chóng trong từng giao dịch.

Để đáp ứng nhu cầu của khách mua hàng khi thanh toán không dùng tiền mặt, từ nhiều tháng nay tại sạp hàng quần áo của mình, bà Phùng Thị Nga, tiểu thương chợ Quảng Oai (thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì) đã sử dụng mã QR để khách hàng có thể quét mã chuyển tiền khi mua hàng. Qua một thời gian sử dụng phương thức thanh toán này, không chỉ khách hàng mà cả tiểu thương như bà đều cảm thấy đây là hình thức thanh toán nhanh chóng, tiện lợi và an toàn.

"Rất thuận tiện, hai người giao dịch với nhau không phải đổi tiền lẻ, cũng không sợ tiền giả. Các thông tin cũng cập nhật về sản phẩm định mua, trao đổi rất thuận tiện giữa người mua và người bán", bà Nga cho biết.

Chị Nguyễn Thị Thu Hằng (Bà Vì) cho hay: "Tôi ra đường hay đi chợ thì tôi chỉ cần cầm điện thoại, tiền có trong tài khoản chi trả rất tiện lợi trong việc mua sắm hàng ngày".

"100% tiểu thương đã cài đặt mã QR để thanh toán, không dùng tiền mặt. Rất tiện lợi cho bà con với công tác chuyển đổi số và công nghệ thông tin", ông Nguyễn Hữu Thăng, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì cho biết.

Không chỉ thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian hay quản lý chi tiêu dễ dàng hơn cho người mua, thanh toán không dùng tiền mặt còn giúp các cửa hàng kinh doanh tăng doanh thu và thu hút thêm khách hàng; giảm thiểu rủi ro, quản lý kinh doanh chặt chẽ hơn, tránh thất thoát.

Theo chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, sử dụng các phương tiện thanh toán không tiền mặt giúp các tiểu thương quản lý tiền tốt hơn. Tất cả các thanh toán đều qua tài khoản ngân hàng, những sao kê đều có đầy đủ, từ đó quản lý chi tiêu, quản lý dòng tiền sẽ tốt hơn.

Thời đại bỏ rơi ATM 

Nhiều năm qua, sự hiện diện của máy rút tiền ATM đã rất hữu ích. Nhưng khi giải pháp thanh toán thông minh trở nên phổ biến thì dường như ATM đã bị bỏ rơi.

Những cây ATM trước cổng các khu công nghiệp, trường đại học hay chợ dân sinh vốn đông đúc trước đây vào những ngày cuối tháng hay cuối tuần, nay ngày càng thưa thớt người đến rút tiền mặt. Viễn cảnh những cây ATM bị rơi vào quên lãng và thậm chí bị "xóa sổ" giống những bốt điện thoại thẻ trước đây đang dần hiện hữu.

Anh Nguyễn Đình Tài (Nam Từ Liêm) cho rằng: "Thay vì mình phải ra ATM rút tiền thì chuyển khoản nhanh hơn rất nhiều".

Hiện nay, dù ngân hàng số đang phát triển mạnh mẽ, nhưng vai trò của những chiếc máy ATM thế hệ mới và thẻ ATM gắn chip vẫn giữ được chỗ đứng nhất định, đặc biệt là với nhóm khách hàng lớn tuổi - những người đã quen với giao dịch trực tiếp, có phần dè dặt với công nghệ số.

"Các ngân hàng không đầu tư cho ATM nữa mà sẽ đầu tư cho các hệ thống số. Vừa đảm bảo hạn chế nguồn lực để duy trì các ATM mà lại đảm bảo an ninh cũng như phục vụ nhiều đối tượng hơn", ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng Ban nghiên cứu công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia khẳng định.

Có thể thấy, trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, việc duy trì và nâng cấp hệ thống ATM thế hệ mới là cách mà các ngân hàng “giữ chân” những khách hàng truyền thống, đồng thời tạo bước đệm để người dùng làm quen dần với những trải nghiệm công nghệ hiện đại.

Lời khuyên từ chuyên gia

Theo chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, để giảm thiểu rủi ro, các tiểu thương nên theo dõi thường xuyên các biến động trên tài khoản của mình vào cuối ngày. Nếu có các giao dịch đáng ngờ, cần lập tức báo cho ngân hàng để có thể được hỗ trợ giải quyết kịp thời. Bên cạnh đó, các tài khoản cũng cần được bảo mật, không nên tiết lộ để đảm bảo an toàn cho tài sản.

Với sự tiến bộ của công nghệ, thanh toán không tiền mặt ngày càng đa dạng và phổ biến. Người tiêu dùng cần trang bị kiến thức về tài chính, công nghệ, tận dụng những lợi thế từ các phương thức thanh toán mới để trở thành những người tiêu dùng thông thái, thanh toán thông minh.

Các quốc gia dần chuyển đổi sang xã hội không tiền mặt 

Trong kỷ nguyên số, việc thanh toán không tiền mặt không còn là xu hướng tương lai, mà đang diễn ra mạnh mẽ tại nhiều quốc gia, nơi mọi giao dịch được thực hiện bằng thẻ, ví điện tử hay ứng dụng di động. Thụy Điển, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc là những ví dụ điển hình cho thấy cách công nghệ đang thay đổi thói quen tài chính của hàng triệu người.

Thụy Điển là quốc gia tiên phong trong xu hướng không dùng tiền mặt. Điều này khá trớ trêu vì quốc gia này cũng là quốc gia đầu tiên ở châu Âu phát hành tiền giấy vào thế kỷ 17. Các ngân hàng tại đây đóng vai trò trung tâm khi vừa phát triển ứng dụng Swish - công cụ thanh toán phổ biến toàn quốc - vừa phát hành e-ID điện tử để người dân truy cập các dịch vụ công như nộp thuế, nhận trợ cấp hay khám chữa bệnh.

Từ sau đại dịch, người dân càng ưu tiên thanh toán kỹ thuật số do lo ngại tiền mặt “mất vệ sinh” và hay liên quan đến tội phạm. Tuy nhiên, sự chuyển đổi nhanh chóng này cũng đặt ra thách thức, khi một số nhóm như người cao tuổi, người nghèo - có nguy cơ bị bỏ lại nếu thiếu kỹ năng số hoặc không có tài khoản ngân hàng. Chính phủ Thụy Điển đang tích cực hỗ trợ hạ tầng công nghệ, mang lại trải nghiệm giao dịch minh bạch, nhanh chóng và an toàn cho mọi người dân.

Trung Quốc cũng là minh chứng rõ nét cho một xã hội không tiền mặt hoạt động hiệu quả. Với WeChat Pay và Alipay, người dân có thể thanh toán từ cốc trà sữa đến vé tàu cao tốc chỉ bằng một lần quét mã. Việc tích hợp ví điện tử vào "siêu ứng dụng" giúp mọi giao dịch - từ tài chính, tiêu dùng đến hành chính - trở nên đơn giản và liền mạch.

Hồng Kông (Trung Quốc) đang nhanh chóng chuyển mình thành xã hội không tiền mặt. Để thúc đẩy chi tiêu sau đại dịch, Hồng Kông phát hành phiếu tiêu dùng 36 tỷ USD, khuyến khích người dân sử dụng các phương thức thanh toán kỹ thuật số như AliPay, WeChat và Tap & Go. Đây là nơi tiên giới thiệu phương thức thanh toán kỹ thuật số Octopus vào năm 1997.

Tại Hàn Quốc, việc mang theo ví tiền đang dần trở nên không phổ biến. Người dân nơi đây chỉ cần điện thoại thông minh tích hợp Samsung Pay, LG Pay, hay thẻ tín dụng là đã có thể thanh toán từ quán cà phê đến tàu điện ngầm. Theo khảo sát của Ngân hàng Trung ương, mỗi người Hàn Quốc trung bình sở hữu hai thẻ tín dụng và hai thẻ thanh toán kỹ thuật số.

Số lượng tiền mặt lưu hành đang giảm mạnh, kéo theo việc ngân hàng Trung ương phát hành ít tiền giấy hơn qua từng năm. Trong tương lai gần, nếu người tiêu dùng thanh toán 10.000 won cho món hàng 9.500 won, phần tiền thừa sẽ được hoàn vào thẻ trả trước thay vì tiền lẻ vật lý. Chuyên gia kinh tế cho rằng xã hội không tiền mặt sẽ giúp giảm tội phạm tài chính, thu hẹp kinh tế ngầm, tăng hiệu quả quản lý thuế và nâng cao tính minh bạch tài chính.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.

Quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam - Trung Quốc đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong vài năm trở lại đây, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tích cực đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Trung Quốc có 5.351 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký khoảng 32,2 tỷ USD, đứng thứ 6/150 đối tác đầu tư.

Thị trường chứng khoán ngày 14/4 bùng nổ khi nhóm cổ phiếu họ Vin – đặc biệt là VIC và VHM đồng loạt tăng kịch trần, góp hơn 8 điểm vào đà tăng mạnh của VN-Index.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết, các sản phẩm công nghệ quan trọng từ Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mức thuế mới trong vòng hai tháng tới.

Giá vàng trong nước sáng 14/4 đồng loạt tăng mạnh, vàng miếng SJC thiết lập đỉnh mới, vượt 107 triệu đồng/lượng.