Khó khăn bủa vây doanh nghiệp bất động sản
Ông Vương Duy Dũng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS, Bộ Xây dựng, cho rằng: "Như chúng ta biết thì thị trường bất động sản là một thị trường hết sức quan trọng và có tính chất là đầu kéo tác động đến trên 30 ngành, lĩnh vực khác nhau và đóng góp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua thì thị trường bất động sản cũng có nhiều khó khăn, vướng mắc về mặt thể chế cũng như là thực thi pháp luật, các hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản".
Theo dữ liệu từ Vietstock Finance, đến hết quý II năm nay, lượng tồn kho của 110 doanh nghiệp bất động sản đã niêm yết là 490.400 tỷ đồng. Nghịch lý ở chỗ, hàng tồn kho lớn nhưng giá nhà, đất vẫn tăng cao phi lý. Bởi hầu hết sản phẩm đều thuộc phân khúc cao cấp như biệt thự, liền kề, trong khi nhà giá rẻ đáp ứng nhu cầu ở thực lại khan hiếm.
Nhiều khó khăn cũng đang bủa vây doanh nghiệp. TS. Nguyễn Văn Khối - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho biết: "Thách thức lớn nhất của vấn đề bất động sản cũng như doanh nghiệp, khoảng trên dưới 200 dự án treo chưa được giải quyết hoặc giải quyết còn chậm, ảnh hưởng đến thanh khoản của thị trường và lòng tin của người mua nhà".
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, cho rằng: "Doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn. Có 3 khó khăn chính, về pháp lý thực thi công vụ vẫn chậm. Lãng phí là do thực thi công vụ chậm quá. Thứ hai nghĩa vụ về tài chính. Đâu đó vẫn còn rất cao, cả lãi suất, nghĩa vụ tài chính đã và đang gánh chịu trong thời gian vừa qua. Thứ ba là đơn hàng. Đơn hàng phục hồi tích cực nhưng không bền vững. Yêu cầu không được tăng giá. Một số lĩnh vực ngành nghề đang thiếu lao động".
Theo PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá, Bộ Tài chính: "Thị trường bất động sản ở Việt Nam chưa bao giờ phát triển lành mạnh. Thị trường bất động sản Việt Nam nếu phát triển lành mạnh sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững, giúp người dân có thể mua nhà phù hợp túi tiền, giúp người nghèo được ở nhà ở xã hội còn người không có điều kiện mua nhà thì cũng có đủ tiền thuê nhà để ở".
Một thị trường bất động sản lành mạnh là mong mỏi của rất nhiều người. Đây cũng là mục tiêu mà Đài Hà Nội đã kiên trì theo đuổi khi thực hiện các loạt bài về thị trường bất động sản và tổ chức diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển".


Lợi dụng thông tin sáp nhập, giá đất tại nhiều tỉnh, thành thời gian qua bị thổi cao phi lý, thị trường bất động sản trở nên méo mó, tiềm ẩn nguy cơ vỡ 'bong bóng'.
Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.
Việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.
Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang, trong khi nguồn cung nhà ở còn thiếu.
Một số trường hợp bỏ hoang đất sẽ bị Nhà nước thu hồi, theo quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024.
0