Khó giải ngân gói 120.000 tỷ, có nên dùng vốn chính sách?
Câu hỏi đặt ra là có nên tiếp tục khơi thông gói 120 nghìn tỷ hay là thay bằng nguồn vốn chính sách? Đây cũng là ý kiến được đưa ra tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát của Quốc hội với các bộ ngành mới đây.
Kể từ 01/01/2024, lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội của các ngân hàng tiếp tục giảm xuống 8%/năm và 7,5%/năm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, đây vẫn là mức khá cao để có thể vay xây nhà ở xã hội (NƠXH). Và với mức lãi suất này cũng khó để người thu nhập thấp có thể chi trả.
Bên cạnh việc đề xuất tháo gỡ những điểm nghẽn, tại cuộc làm việc của đoàn giám sát của Quốc hội với các bộ ngành, có đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, hoạt động kinh doanh của ngân hàng phải có lợi nhuận, trong khi người thu nhập thấp mong muốn có nhà ở giá rẻ.
Vậy việc vay vốn ngân hàng thương mại để làm NƠXH liệu có khả thi hay không? Bởi NƠXH là sản phẩm của chính sách nên cần có cơ chế để có nguồn vốn chính sách với lãi suất hấp dẫn hơn thị trường.

Đại diện một số tổ chức tín dụng cho rằng, thực tế hiện nay, điều kiện để có thể mua nhà ở xã hội khá khắt khe, nên đối tượng đáp ứng được rất hạn chế. Do đó, chủ đầu tư chưa mặn mà triển khai vì thiếu đầu ra. Những vướng mắc về mặt pháp lý cũng là nguyên nhân dẫn tới các tổ chức tín dụng chưa có cơ sở để cấp tín dụng cho chủ đầu tư dự án.
Trước sự ách “tắc” giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ, Bộ Xây dựng cho biết, cơ quan này đã có hướng dẫn một số địa phương lược bỏ nhiều điều kiện để các chủ đầu tư dự án sớm được tiếp cận với vốn vay các ngân hàng.
Trước các đề xuất này, một số thành viên đoàn giám sát đã đề nghị các bộ ngành tiếp tục đề xuất giải pháp về rút gọn thủ tục pháp lý đối với các dự án xây dựng NƠXH, nhà ở cho công nhân…Đồng thời, vận dụng sáng tạo, mở rộng đối tượng tham gia được vay vốn từ gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng để mục tiêu hoàn thành 1 triệu căn nhà ở xã hội vào năm 2030 khả thi hơn./.


Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.
Quận Đống Đa đã công khai lấy ý kiến của cộng đồng đối với đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo các khu tập thể: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng và Hào Nam.
Thành phố Hà Nội đấu giá quyền sử dụng đất được khoảng 6.860 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2025, đạt 34% chỉ tiêu thu từ đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025.
Huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội) đã đấu giá thành công 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m².
Theo quy định, không phải tất cả các trường hợp giao dịch về nhà ở đều bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ).
UBND thành phố Hà Nội sẽ chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tập trung xử lý các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trong quý II và quý III năm nay.
0