Khám phá Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm
Giữa con phố luôn đông đúc và nhộn nhịp vào loại bậc nhất Thủ đô, có một ngôi nhà có kiến trúc rất đặc biệt mà ở đó có hình ảnh mưa Âu, gió Á, của dân Kẻ Chợ, của những Hoa kiều và của người Hà Nội.
Giờ đây, ngôi nhà có nhiều màu sắc kiến trúc này trở thành “Trung tâm văn hóa Nghệ thuật”. Cho dù rất đông du khách đến đây thăm quan, tìm hiểu về vẻ đẹp khác lạ của kiến trúc của ngôi nhà, thì không gian của trung tâm nghệ thuật vẫn rất bình lặng.

Nhưng có lẽ chính cái vẻ ngoài khác thường ấy lại hấp dẫn du khách bằng kiến trúc, bằng lối bố cục, sắp đặt… vừa mang nét cổ điển vừa phảng phất hơi thở hiện đại.

Ngôi nhà 400 năm tuổi được xây dựng với những nét kiến trúc độc đáo, giao thoa giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Phương Tây- Việt- Hoa.
Vợ chồng bà Lavinia Brooks (Scotland) lần đầu tiên đến Hà Nội và đây cũng là điểm đầu tiên được ông bà chọn lựa khi thăm quan Phố cổ. Bà Lavinia Brooks cho biết: "Tôi đã đến Hội An, TP. Hồ Chí Minh và hôm nay đến Hà Nội. Đây là điểm tham quan đầu tiên của tôi. Thực sự ấn tượng với lối kiến trúc ở đây, có thể thấy sự giao thoa văn hóa Đông Tây nhuốm màu thời gian".
Ngôi nhà 400 năm tuổi vốn là một hội quán của cộng đồng người gốc Hoa đến làm ăn và sinh sống tại Hà Nội, được xây dựng với những nét kiến trúc độc đáo, giao thoa giữa ba nền văn hóa và kiến trúc Phương Tây- Việt- Hoa.

Về tổng thể, bốn dãy nhà có kết cấu hợp thành chữ “Khẩu”, kết hợp với giếng trời ở sân giữa, các khoảng không gian để lưu thông không khí và ánh sáng, bố trí thành nhiều tầng, lớp với các gian khác nhau.
Các bạn trẻ khi tới đây, có thể chưa hiểu hết về sự đặc sắc của ngôi nhà, nhưng sự cổ kính về kiến trúc, nhất là từ những vật liệu xây dựng đơn giản của ngôi nhà cũng đã níu chân và hấp dẫn họ.

Hà Nội luôn hấp dẫn bởi sự cổ kính, trầm mặc, thâm nghiêm. Những công trình có kiến trúc cổ kính là hồn cốt, luôn có sức hút rất mạnh với du khách khi đến với Hà Nội.
Ngay cả với các bạn trẻ cũng bị cuốn hút bởi công trình đẹp, kiến trúc đặc trưng, thì tin rằng lớp lớp thế hệ sẽ luôn biết giữ gìn, trân trọng để bảo tồn các công trình kiến trúc cổ kính, giá trị văn hóa. Đây còn là niềm tự hào của bất cứ ai đang sống và làm việc tại Thủ đô.


Triển lãm “Nghe vải kể chuyện” được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, giới thiệu 75 tác phẩm tranh cắt vải khắc họa tình yêu quê hương đất nước của hoạ sĩ Trần Thanh Thục.
Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
0