Khám phá quy trình sản xuất pin con thỏ| Made in Hanoi| 29/9/2023

Pin Con Thỏ là sản phẩm của CTCP Pin Hà Nội mà tiền thân là Nhà máy Pin Văn Điển – nhà máy công nghiệp hiếm hoi thành lập từ đầu năm 1960, chuyên cung cấp các sản phẩm pin thông dụng phục vụ quốc phòng và dân sinh. Với sự đầu tư công nghệ và nâng cao trình độ chuyên môn, quy trình sản xuất pin con thỏ ngày càng hiện đại, mang lại sản phẩm chất lượng cao.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Làng nghề Phú Thượng nổi tiếng với nghề làm xôi, có nhiều loại đặc biệt: xôi xéo, xôi lạc, xôi gấc, xôi dừa, xôi đậu xanh... Yếu tố làm nên hương vị thơm ngon, dẻo mềm cho từng loại xôi chính là phương pháp “đồ xôi hai lửa” được truyền lại qua nhiều thế hệ.

Bát Tràng không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm gốm sứ tinh xảo, mà còn là nơi phát triển nghề làm tượng thạch cao tô màu. Nhờ sự khéo léo của người thợ, mỗi bức tượng thạch cao tại Bát Tràng đều mang dấu ấn riêng, mang đến sự sáng tạo mới mẻ.

Đậu phụ làng Mơ - món ăn bình dị gắn bó từ bao đời trên vùng đất cổ Kẻ Mơ, Thăng Long - Hà Nội. Miếng đậu trắng ngần, mềm mịn, béo bùi, giàu dinh dưỡng là kết quả của một quá trình sản xuất tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo và kiên nhẫn.

Giữa lòng đất cổ Sơn Tây, làng nghề Vạn An như một bảo tàng gìn giữ những đường nét chạm trổ tinh xảo trên từng thớ gỗ. Để tạo nên một sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ trang trí, người thợ nơi đây không chỉ có đôi bàn tay khéo léo mà còn gửi gắm vào đó cả tâm hồn và tình yêu với nghề.

Bánh tẻ Phú Nhi (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) từ lâu đã trở thành một đặc sản mang đậm hương vị quê hương. Để làm nên những chiếc bánh dẻo mềm, thơm ngậy, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn công phu, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và kiên nhẫn.

Làng nghề Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm, Hà Nội) là nơi duy nhất ở Việt Nam vẫn gìn giữ và phát triển nghề làm quỳ vàng từ hàng trăm năm nay. Mỗi lá quỳ vàng là kết quả của sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, khéo léo, kinh nghiệm và tình yêu nghề của những người thợ nơi đây.