Khai hội chùa Hương xuân Ất Tỵ 2025
Lễ hội chùa Hương năm nay mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị văn hóa tín ngưỡng và vẻ đẹp của khu quần thể danh thắng Hương Sơn. Theo ghi nhận, dù thời tiết sáng khai hội chuyển rét, lượng khách vẫn đông nhưng không xảy ra tình trạng ùn tắc.
Năm nay, lễ hội ghi nhận sự thay đổi tích cực như phát hành vé điện tử để minh bạch thông tin, tránh thất thoát nguồn thu. Một điểm mới tại lễ khai hội là việc đón nhận Quyết định của UBND thành phố Hà Nội, công nhận Khu di tích danh thắng Hương Sơn (chùa Hương) là khu du lịch cấp thành phố, nhằm phát huy các giá trị di sản trong khu di tích danh thắng Hương Sơn trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của Thủ đô.
Lễ hội chùa Hương năm 2025 diễn ra trong 3 tháng đầu năm. Theo thống kê trong 9 ngày nghỉ Tết, chùa Hương đã có hơn 87.000 lượt khách đến tham quan và chiêm bái, khẳng định sức hút của lễ hội lớn nhất miền Bắc.


HĐND thành phố Hà Nội đã ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa.
Một Hà Nội hiện lên bình dị mà sâu sắc, sống động mà lặng lẽ, tại triển lãm ảnh “Hà Nội ơi”, được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách cùng tên.
Đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc đang trở thành không gian nghệ thuật đặc biệt với triển lãm “Lấp lánh phố nghề”, tái hiện vẻ đẹp của nghề kim hoàn truyền thống. Đây là dịp để công chúng khám phá lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội.
Trong 3 ngày 14-16/5, người dân, phật tử có thể đến chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong khung giờ từ 6h đến 23h.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.
0