Khắc phục hậu quả động đất ở Myanmar gặp nhiều khó khăn
Công tác cứu hộ vẫn tiếp tục nhưng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi hệ thống y tế và dịch vụ cơ bản đã bị suy yếu nghiêm trọng. Điều kiện thời tiết bất lợi với những cơn mưa trái mùa được dự báo sẽ đổ xuống trong những ngày tới.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, ít nhất bốn bệnh viện và một trung tâm y tế bị phá hủy hoàn toàn, 32 bệnh viện khác bị hư hại, khiến việc tiếp cận chăm sóc y tế gần như bất khả thi. Trong khi đó, các bệnh viện dã chiến từ Ấn Độ và một liên minh y tế Nga - Belarus đã bắt đầu hoạt động tại Mandalay. Tại Naypyidaw, nhiều khu lều bạt lớn đang được dựng lên giữa thời tiết nắng nóng 40 độ C để làm nơi trú ẩn cho hàng nghìn người mất nhà cửa.
Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP) đã bắt đầu phân phát viện trợ cho các nạn nhân của trận động đất. Tại các thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề như Mandalay và Sagaing, người dân mất nhà cửa sau thảm họa đã nhận được thực phẩm từ nhân viên của WFP.
Ngày 3/4, Indonesia đã điều động 124 tấn hàng viện trợ, bao gồm lều bạt, bộ dụng cụ y tế, lương thực cùng đội cứu hộ tới Myanmar. Trước đó, một đội gồm 61 nhân viên tìm kiếm cứu nạn đã được cử đi từ ngày 31/3.
Những kỳ tích vẫn xuất hiện ở thời điểm hơn 5 ngày sau trận động đất kinh hoàng. Một người đàn ông đã được tìm thấy sống sót sau gần 125 giờ bị chôn vùi trong đống đổ nát của tòa nhà khách sạn mang tên Golden Country ở thành phố Mandalay, miền Trung Myanmar. Nạn nhân đã được kéo ra ngoài vào khoảng 17h40 (giờ địa phương) ngày 2/4 sau khi bị mắc kẹt nhiều ngày ở tầng dưới của tòa nhà bị sập.
Theo lực lượng cứu hộ, tình trạng sức khỏe của nạn nhân ổn định và hiện đã được đưa tới bệnh viện để theo dõi thêm. Trong khi đó, tại Bangkok, Thái Lan, công tác tìm kiếm nạn nhân dưới đống đổ nát của một tòa nhà cao tầng vẫn đang diễn ra. Đến nay, số người thiệt mạng tại đây là 22 người, với 35 người bị thương.


Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Mỹ đã không đạt được thỏa thuận thương mại nhằm giảm hoặc xóa bỏ thuế quan, trong cuộc gặp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G7 ngày 16/6.
Đại sứ quán một số nước tại Tel Aviv kêu gọi công dân rời khỏi Israel qua các cửa khẩu đường bộ càng sớm càng tốt, trong bối cảnh xung đột Israel-Iran liên tục leo thang.
Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay đã ra tuyên bố chung kêu gọi giảm căng thẳng tại Trung Đông, trong bối cảnh xung đột giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Một tên lửa Iran tấn công vào khu phức hợp lọc dầu lớn nhất của Israel tại thành phố cảng Haifa đã khiến ba nhân viên thiệt mạng và gây ra hỏa hoạn lớn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ rời khỏi Thượng đỉnh G7 sớm hơn dự kiến một ngày do tình hình căng thẳng ở Trung Đông, theo thông báo từ Nhà Trắng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có chuyến thăm tới Thủ đô nước Áo và ký kết nhiều thỏa thuận song phương, trước khi tham dự Hội nghị G7 tại Canada.
0