Khắc phục bất cập, bít kín kẽ hở trong đấu giá đất
Điển hình nhất là vụ đấu giá 58 thửa đất ở thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn. Đối tượng Phạm Ngọc Tuấn cùng đồng bọn đã cố tình phá hoại khi trả tới hơn 30 tỷ đồng/m2 cho 3 thửa đất. Công an thành phố đã tạm giữ 5 đối tượng để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”.
Đấu giá đất dường như đang trở “sân chơi riêng” của những người đấu giá chuyên nghiệp. Trả giá rất cao rồi bỏ cọc - điển hình là cuộc đấu giá 68 thửa đất ở xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai tổ chức ngày 10/8. Thửa cao nhất có giá hơn 103 triệu đồng/m2, thấp nhất cũng gần 100 triệu/m2. Nhưng đến hạn nộp tiền, 80% trường hợp bỏ cọc. Liên tiếp các cuộc đấu giá sau đó, nhiều thửa đất bị đẩy giá cao phi lý. Tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thửa cao nhất được đẩy lên tới trên 133 triệu đồng/m2; huyện Phúc Thọ: 75 triệu đồng/m2; quận Hà Đông: 262 triệu đồng/m2.
Từ đây, chiêu trò “trả giá cao, tạo sốt ảo, kích sóng đất nền” bị chỉ ra. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “nhà nhà” đi đấu giá đất để lướt sóng kiếm lời là do giá khởi điểm được áp dụng quá thấp so với giá thị trường. Tổ chức đấu giá nhiều vòng được các quận, huyện áp dụng nhằm ngăn chặn thông đồng, trúng với giá thấp. Tuy nhiên điều này tạo cơ hội cho người tham gia đấu giá gặp nhau, trao đổi, bàn bạc. Một bất cập lớn trong cuộc đấu giá là khách hàng không bị mất tiền cọc dù có hành vi trả giá cao ở vòng đấu trước rồi bỏ ngang hoặc điền phiếu trả giá không hợp lệ ở vòng đấu sau. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phá đấu giá đất như ở Sóc Sơn và Thanh Oai.
Nhiều ý kiến cho rằng, các địa phương cần khẩn trương xây dựng bảng giá đất mới. Đồng thời nghiên cứu ban hành những quy định chặt chẽ như phải cam kết về thời gian xây dựng nhà ở trên đất, từ 1-2 năm sau khi trúng đấu giá mới được phép chuyển nhượng. Quan trọng hơn phải tăng cường chế tài, xử lý nghiêm minh những đối tượng có hành vi thao túng, lũng đoạn thị trường.


Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.
Việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.
Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang, trong khi nguồn cung nhà ở còn thiếu.
Một số trường hợp bỏ hoang đất sẽ bị Nhà nước thu hồi, theo quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024.
Huyện Mỹ Đức đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa vào ngày 3/4, với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m2.
0