Kể chuyện lịch sử bằng tiếng nói gen Z

Nội dung số liên quan đến lịch sử đang được thế hệ trẻ khai thác rất tốt trên mạng xã hội thời gian qua. Góc nhìn trẻ trung đến từ đội ngũ tác giả, chủ yếu là học sinh - sinh viên, đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn, hiện đại và thú vị hơn trong việc tiếp cận lịch sử.

Thay vì chỉ dừng lại ở những bài viết lịch sử đăng tải trên blog, nhóm tác giả “Xin chào Việt Nam” lựa chọn cách truyền tải phù hợp xu hướng mạng xã hội hơn qua thể loại video ngắn. Nhân vật kể chuyện dùng những minh họa đời thường, đặt câu hỏi có phần hài hước để dẫn dắt người xem về bối cảnh lịch sử, nguồn gốc câu chuyện.

Nắm bắt tâm lý giới trẻ ngày nay tò mò về đời sống xã hội xưa, đội ngũ sáng tạo nội dung số đã khai thác được kho tàng chủ đề đa dạng. Từ giải thích tên gọi địa danh, cách ông cha ta trò chuyện, xưng hô, phong tục cổ truyền đến những sự kiện lịch sử ít người biết, nội dung súc tích, đủ ngắn gọn nhưng truyền tải thông điệp trực diện.

Cùng nhau giao lưu văn nghệ, tập trình diễn những ca khúc cách mạng cũng là một trong nhiều hình thức độc đáo để các bạn học sinh, sinh viên lan tỏa tình yêu lịch sử. Hoạt động ngoại khóa này khơi gợi tinh thần học tập, tìm hiểu. Những bản phối khí hào hùng, đi cùng năm tháng không chỉ thúc giục lòng yêu nước, mà còn góp phần kể chuyện lịch sử bằng ngôn ngữ nghệ thuật mới lạ.

Xu hướng đổi mới, sáng tạo kết hợp với không gian số rộng mở, đang dần mở ra hướng đi tiềm năng cho các nhà giáo dục, nhà làm truyền thông và cả cộng đồng trong công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử. Kết hợp cùng những ý tưởng đa phương tiện, thế hệ trẻ sẽ là “sứ giả” phù hợp để kết nối niềm tự hào lịch sử dân tộc với các thế hệ mai sau.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.

Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.

Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.

Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.