Kazakhstan trưng cầu dân ý về xây nhà máy điện hạt nhân

Hôm 6/10, Kazakhstan đã tổ chức bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về việc có nên xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên hay không khi quốc gia Trung Á này tìm cách loại bỏ dần các nhà máy điện than gây ô nhiễm.

Mặc dù có trữ lượng khí đốt tự nhiên đáng kể, Kazakhstan chủ yếu dựa vào các nhà máy điện chạy bằng than để đáp ứng nhu cầu điện, ngoài ra còn có một số nhà máy thủy điện và ngành năng lượng tái tạo đang phát triển.

Kazakhstan hiện đang nhập khẩu điện, chủ yếu từ Nga, vì nhiều cơ sở của nước này đã cũ và quốc gia này đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu trong nước, trong khi than đá thường được coi là nguồn năng lượng gây ô nhiễm nhất.

Chính phủ Kazakhstan nhận thấy cần có nguồn cung cấp năng lượng đáng tin cậy để bổ sung cho các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và năng lượng gió và vì Kazakhstan là một trong những nước sản xuất Uranium lớn nhất thế giới nên năng lượng hạt nhân là một lựa chọn hợp lý.

Theo ước tính, chi phí xây dựng một nhà máy điện hạt nhân từ 10-12 tỷ USD. Những người chỉ trích kế hoạch trên cho rằng mục tiêu tương tự có thể đạt được với các nhà máy chạy bằng khí đốt, mặc dù vẫn sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nhưng ít gây ô nhiễm hơn nhiều so với các nhà máy điện than và ít rủi ro hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong bài phát biểu đầu tiên trước công chúng, Đức Giáo hoàng Leo XIV đã lên tiếng kêu gọi các cường quốc thế giới cùng chung tay hướng tới hòa bình, chấm dứt các cuộc xung đột đẫm máu đang diễn ra trên toàn cầu.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan xác nhận, Ankara sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine, sau đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc nối lại đối thoại tại Istanbul.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 11/5 tuyên bố, nước này sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Nga nhằm tìm giải pháp chấm dứt xung đột, song nhấn mạnh điều kiện tiên quyết là một lệnh ngừng bắn kéo dài ít nhất 30 ngày.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.

Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.