Israel và Hamas có vi phạm luật quốc tế?| Nhìn ra thế giới| 24/10/2023

Liệu Hamas và Israel có vi phạm luật pháp quốc tế hay không? Thế giới có một bộ luật và nghị quyết được quốc tế công nhận, bao gồm cả hiến chương Liên hợp quốc quy định về xung đột vũ trang. Ngoài ra còn có luật nhân đạo quốc tế bao gồm Công ước Geneva, được soạn thảo sau Thế chiến thứ hai và được hầu hết mọi quốc gia đồng thuận. Một tài liệu quan trọng khác trong luật chiến tranh là Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế, định nghĩa là các hành vi tội ác chiến tranh bao gồm các cuộc tấn công có chủ ý vào dân thường, các khu định cư dân sự hoặc nhân viên nhân đạo, phá hủy tài sản, bạo lực tình dục và trục xuất trái pháp luật. Vậy Hai bên đã vi phạm những luật này ở mức độ nào?
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bà Marine Le Pen, lãnh đạo đảng cực hữu của Pháp đã bị tuyên án bốn năm tù và phải nộp phạt 100.000 euro do liên quan đến vụ biển thủ công quỹ của Nghị viện châu Âu để trả lương cho nhân viên; đồng thời bị cấm tranh cử trong thời gian 5 năm. Bản án đối với bà Le Pen là đòn giáng mạnh vào tham vọng tranh cử tổng thống của bà, gây chấn động khắp chính trường Pháp.

Chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạo ra một cú sốc lớn đối với thương mại toàn cầu. Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", ông Trump áp đặt hàng loạt mức thuế cao lên hàng hóa nhập khẩu, nhằm bảo vệ và thúc đẩy sản xuất nội địa, bù đắp khoản thâm hụt nợ công của Mỹ. Sâu xa hơn, Mỹ muốn dùng công cụ thuế để gây sức ép, buộc các đối tác thương mại phải đàm phán lại theo hướng có lợi hơn cho Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch áp thuế thương mại toàn diện từ 10%, cao nhất tới 50%, đối với các đối tác thương mại của Mỹ. Động thái này vấp phải sự chỉ trích của nhiều quốc gia và khu vực, gây lo ngại về nguy cơ leo thang cuộc chiến thương mại toàn cầu nếu các đối tác thương mại của Mỹ quyết định thực hiện các biện pháp đáp trả.

Tương lai thỏa thuận đất hiếm giữa Mỹ và Ukraine tiếp tục mờ mịt khi cả hai bên đều cáo buộc nhau gây khó dễ cho nhau. Trong khi Mỹ cáo buộc Ukraine đang cố gắng rút khỏi thỏa thuận, Ukraine cũng nhiều lần chỉ trích việc Mỹ liên tục thay đổi các điều khoản. Tương lai của thỏa thuận này đi đến đâu đang là một câu hỏi lớn.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ngày 2/4 sẽ áp thuế quan có đi có lại (hay còn gọi là thuế đối ứng) với tất cả các quốc gia, dập tắt hy vọng rằng chỉ những nền kinh tế có sự mất cân bằng thương mại lớn nhất với Mỹ mới bị nhắm mục tiêu. Chính phủ các nước khẩn trương áp dụng các biện pháp khác nhau để ứng phó, như thúc đẩy kinh tế trong nước, tìm kiếm các đối tác mới, tìm cách thuyết phục ông Trump thay đổi ý định.

Myanmar đang đối mặt với một trong những thảm họa tự nhiên nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua, khi trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra hôm 28/3 gây ra những thiệt hại nặng nề. Hạ tầng bị tàn phá nghiêm trọng đang cản trở nỗ lực cứu hộ, trong khi người dân tại các khu vực bị ảnh hưởng đang rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn.