Israel mở rộng chiến dịch tấn công Rafah và hệ luỵ
Ngày 10/5, các xe tăng của Israel đã kiểm soát con đường chính phân chia hai nửa phía Đông và phía Tây của Rafah, bao vây toàn bộ phía Đông thành phố. Dân địa phương cho biết đã nghe thấy nhiều tiếng nổ và tiếng súng liên tiếp ở phía Đông và Đông Bắc Rafah khi quân đội Israel giao tranh dữ dội với các thành viên của phong trào Hamas và nhóm thánh chiến Hồi giáo Jihad.
Trước đó, Israel đã ra lệnh cho dân thường Palestine phải rời khỏi nửa phía Đông của thành phố, khiến hơn 100 nghìn người lại phải tìm nơi trú ẩn mới.

Israel cho rằng có 4 tiểu đoàn Hamas đang hoạt động tại Rafah và tuyên bố sẽ đẩy mạnh cuộc chiến cho đến khi đánh bại Hamas và giành chiến thắng trong cuộc chiến, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế.
Chúng ta quyết tâm và đoàn kết để đánh bại kẻ thù. Nếu cần đứng một mình, chúng ta sẽ đứng một mình. Tôi đã nói rằng nếu cần thiết, chúng tôi sẽ chiến đấu bằng sức mạnh tinh thần đoàn kết và sẽ cùng nhau chiến thắng.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Theo giới quan sát, việc kiểm soát Rafah có thể cho phép Thủ tướng Israel Netanyahu tuyên bố chiến thắng hoàn toàn, rằng Israel đã đạt được mục tiêu đánh bại Hamas, điều ông sẽ rất cần khi đối mặt các cuộc bầu cử mới.
Tuy nhiên, cái giá trên chính trường quốc tế có thể khá cao. Sau 7 tháng giao tranh, sự ủng hộ ban đầu của cộng đồng quốc tế với Israel đã suy giảm đáng kể, thay vào đó là nỗi thất vọng khi số dân thường thiệt mạng vì chiến sự đang không ngừng gia tăng, hiện lên tới gần 35.000 người.
Rafah hiện không chỉ là nơi hơn 1,4 triệu người, tương đương 2/3 dân số Gaza đang trú ngụ để tránh xung đột, mà còn có hai cửa khẩu biên giới - những tuyến đường quan trọng đối với viện trợ nhân đạo mà người dân ở Gaza rất cần. Trong bối cảnh ấy, cuộc tấn công bộ binh của Israel vào thành phố đã vấp phải sự lên án và phản đối gay gắt của cộng đồng quốc tế, trong đó có nhiều đồng minh thân cận của Israel.

Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã đưa ra tối hậu thư với Israel, tuyên bố rằng nếu nước này mở cuộc tấn công lớn vào thành phố Rafah, phía Nam Dải Gaza, thì Mỹ sẽ ngừng cung cấp một số loại vũ khí, cho thấy vết rạn nứt lớn nhất trong quan hệ Mỹ - Israel kể từ khi cuộc chiến ở Gaza bắt đầu nổ ra vào tháng 10 năm ngoái.
Israel không nên tiến hành một cuộc tấn công lớn ở Rafah mà không tính đến việc bảo vệ dân thường. Sau khi đánh giá tình hình, chúng tôi đã quyết định tạm dừng chuyển giao một chuyến hàng đạn dược có trọng tải lớn.
Ông Lloyd Austin - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.
Liên hợp quốc cũng cảnh báo rằng cuộc tấn công của Israel sẽ là một “thảm họa” đối với dân thường. Một chiến dịch đổ bộ vào Rafah, nếu không được tính toán cẩn thận ,có thể dẫn tới nhiều hệ lụy phức tạp khó lường với an ninh toàn khu vực Trung Đông, khiến quan hệ Israel – Ai Cập cũng như thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Israel với Saudi Arabia bị tổn hại.

Ngoài ra, nguy cơ khiến hàng nghìn người Palestine thiệt mạng cũng có thể khiến viễn cảnh Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt các quan chức cấp cao của Israel, trong đó có Thủ tướng Netanyahu, trở thành hiện thực một cách dễ dàng hơn.
Trong diễn biến mới nhất, Tổng thống Colombia Petro đã kêu gọi ICC phát lệnh bắt Thủ tướng Israel Netanyahu với cáo buộc "diệt chủng" ở Dải Gaza.
Trong bối cảnh ấy, tờ Thời báo Israel dẫn lời một quan chức Ai Cập ngày 10/5 cho biết nội các chiến tranh của Israel đã thông qua quyết định mở rộng có chừng mực các hoạt động của quân đội nước này tại Rafah. Israel dự tính khởi động các chiến dịch riêng biệt tại những khu vực khác nhau ở Rafah, thay vì tấn công ồ ạt cùng lúc vào thành phố.
Theo đánh giá của giới quan sát, quyết định này của Israel được xem là mũi tên trúng 2 đích khi vừa thực hiện được kế hoạch tiêu diệt lực lượng Hamas, vừa không vượt qua “lằn ranh giới đỏ” mà chính quyền Mỹ đặt ra.


Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố, sự tham gia của Bình Nhưỡng vào cuộc chiến Nga - Ukraine là hoàn toàn chính đáng, gọi đây là hành động bảo vệ “quốc gia anh em”.
Truyền thông Ukraine đưa tin, Nga đóng cửa không phận trên khu vực thao trường quân sự và bãi phóng tên lửa Kapustin Yar từ ngày 12-13/5. Điều này làm dấy lên đồn đoán về khả năng nước này sẽ tiến hành một vụ phóng tên lửa đạn đạo.
Pakistan đã khởi động chiến dịch quân sự mang tên “Bunyan-ul-Marsoos” vào ngày 10/5, nhằm trả đũa các động thái được cho là khiêu khích và tấn công quân sự từ phía Ấn Độ. Chiến dịch bao gồm các cuộc tấn công chính xác bằng tên lửa Fateh nhắm vào nhiều cơ sở quân sự Ấn Độ.
Pakistan cho biết vào sáng 10/5, Ấn Độ đã bắn tên lửa vào ba căn cứ không quân của nước này, bao gồm một căn cứ gần Thủ đô Islamabad. Tuy nhiên, hệ thống phòng không Pakistan đã đánh chặn hầu hết các tên lửa này.
Ngay từ khi giành độc lập khỏi thực dân Anh vào năm 1947, Ấn Độ và Pakistan đã có ba lần đối đầu vì tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt tại khu vực Kashmir – một vùng núi chiến lược mà cả hai đều tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, cuộc xung đột lần này có điểm khác, chủ yếu diễn ra dưới hình thức đụng độ quy mô nhỏ, chiến tranh thông tin, hoặc các hoạt động bán quân sự ở biên giới.
Quân đội Pakistan ngày 10/5 tố cáo Ấn Độ phóng thêm một loạt tên lửa nhắm vào ba căn cứ không quân của nước này. Islamabad đã phát động chiến dịch quân sự đáp trả hành động gây hấn của New Delhi.
0