Israel bị cáo buộc phá hủy 90% nhà dân ở Rafah
Theo văn phòng truyền thông chính quyền Gaza, quân đội Israel đã san phẳng một khu vực rộng 12.000 mét vuông ở Rafah. Hiện 85% mạng lưới thoát nước thải của thành phố đã bị phá hủy, khiến dịch bệnh dễ bùng phát.
Cả 12 trung tâm y tế ở Rafah hiện đã ngừng hoạt động, bao gồm Bệnh viện Abu Youssef al-Najjar, nơi quân đội Israel đã cho nổ tung bằng một robot nổ trong một cuộc tấn công chết người vào Gaza. Các cuộc không kích của Israel cũng đã phá hủy 8 trường học, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các cơ sở giáo dục còn lại ở Rafah. Hơn 100 nhà thờ Hồi giáo ở Rafah bị phá hủy hoặc hư hại nặng nề. Hầu hết các giếng nước cũng bị phá hủy, khiến hàng chục nghìn người không có nước sạch.
Chính quyền Gaza đề nghị cộng đồng quốc tế gây sức ép ngay lập tức để Israel rút khỏi Rafah, cho phép người dân di tản trở về, mở hành lang an toàn để cung cấp viện trợ và khởi động các nỗ lực tái thiết thành phố bị tàn phá.


Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres công bố bản kế hoạch 5 bước khẩn cấp về cung ứng viện trợ nhân đạo cho người dân Gaza đang phải đối mặt với giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc xung đột.
Nếu mức thuế 50% đối với hàng hóa nhập khẩu từ EU trở thành sự thật, nền kinh tế Mỹ, châu Âu và toàn cầu sẽ phải hứng chịu hậu quả rất nghiêm trọng - các chuyên gia kinh tế cảnh báo.
Australia đã triển khai công tác dọn dẹp sau khi các trận lũ lụt lịch sử cướp đi sinh mạng của 5 người, khiến hơn 10.000 ngôi nhà bị nhấn chìm hoặc hư hại vào ngày 24/5.
Cả Nga và Ukraine đã phóng một lượng lớn thiết bị bay không người lái (UAV) vào lãnh thổ của nhau, với những đòn hỏa lực mạnh mẽ và quy mô lớn chưa từng thấy vào đêm qua 24/5.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres một lần nữa lên án chiến dịch tăng cường tấn công quân sự và duy trì phong tỏa hàng cứu trợ nhân đạo của Israel đối với Dải Gaza.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ chấm dứt các chính sách can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác và từ bỏ trọng tâm vào quyền lực cứng.
0