Iraq nâng cấp cảng cạnh tranh với kênh đào Suez
Dự án cảng này được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia. Quyết định chọn công ty khai thác cảng sẽ được đưa ra vào tháng 1 năm 2025, và dự kiến các hoạt động khai thác tại cảng Grand Faw sẽ bắt đầu vào năm 2026.
Với việc khánh thành 5 bến tàu, cảng Grand Faw với cơ sở hạ tầng đường sắt và đường bộ nâng cấp chạy qua Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ mở ra một tuyến vận chuyển hàng hóa mới và cạnh tranh với kênh đào Suez.
Cảng Grand Faw trên bán đảo Al-Faw dự kiến sẽ trở thành một tuyến vận chuyển hàng hóa mới giữa châu Á và châu Âu, với cơ sở hạ tầng đường sắt và đường bộ nâng cấp chạy qua Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ.
Giới chuyên gia cho biết cảng mới sẽ đưa Iraq trở thành một phần của "tuyến đường thương mại và vận tải toàn cầu đi qua Trung Đông". Giai đoạn đầu tiên của công trình xây dựng cảng mới nhằm bổ sung cho các bến tàu hiện có tại thành phố cảng Al-Faw, dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm tới bởi Tập đoàn xây dựng khổng lồ Daewoo Engineering của Hàn Quốc. Tập đoàn Daewoo đã xây dựng một đê chắn sóng dài gần 16 km ở vùng Vịnh để bảo vệ cảng, lập kỷ lục thế giới Guinness về đê chắn sóng dài nhất thế giới.
Việc tiếp nhận năm bến tàu này không kém quan trọng so với dự án cảng Grand Faw. Qua cảng này, chúng tôi mong muốn kết nối Iraq với các thị trường quốc tế, trở thành cầu nối giữa châu Á và châu Âu.
Ông Farhan Al-Fartousi – Giám đốc Công ty cảng Iraq.
Ông Al-Fartousi cho biết giai đoạn đầu tiên của dự án sẽ đi vào vận hành vào năm 2026, với khả năng tiếp nhận 3,5 triệu container mỗi năm. Dự kiến, cảng Grand Faw sẽ đạt công suất tối đa vào năm 2028 và sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế Iraq, mở ra cơ hội mới cho ngành vận tải và thương mại quốc tế.
Lễ khánh thành có sự tham gia của Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani. Trong phát biểu của mình, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của cảng Grand Faw đối với nền kinh tế Iraq. Thủ tướng Sudani cho biết cảng mới sẽ đưa Iraq trở thành một phần của tuyến đường thương mại và vận tải toàn cầu đi qua Trung Đông.
Qua cảng này, một giấc mơ đã trở thành hiện thực. Vị trí địa lý lịch sử của Iraq đã biến đất nước từ một nơi phụ thuộc vào các cảng của nước khác thành một quốc gia có cảng biển lớn nhìn ra Vịnh, tuyến đường thủy lớn nhất thế giới, nơi tập trung các hoạt động năng lượng, thương mại, giao tiếp và trao đổi hàng hóa.
Ông Mohammed Shia al-Sudani – Thủ tướng Iraq.
Dự án này được coi là Con đường phát triển Iraq, với chi phí khoảng 17 tỷ USD, nhằm mục đích chuyển đổi nền kinh tế của đất nước sau nhiều thập kỷ chiến tranh và khủng hoảng, được kỳ vọng sẽ giúp Iraq giảm phụ thuộc vào hệ thống cảng của các nước khác trong vùng Vịnh.


Israel đang chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, ngay cả khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao với Tehran.
Đại sứ Ai Cập tại Nga, ông Nazih Elnaggari cho biết, Cairo đang theo dõi sát sao sự phát triển của tuyến hàng hải Bắc Cực và không coi đó là mối quan ngại đối với kênh đào Suez.
Các doanh nghiệp Nga và Malaysia hiện đang phối hợp xử lý vấn đề nhập khẩu năng lượng Nga, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), theo thông tin từ Đại sứ quán Nga tại Kuala Lumpur.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết đã thu hồi hàng nghìn thị thực và nhấn mạnh chính quyền vẫn còn nhiều việc phải làm để siết chặt chính sách thị thực và kiểm soát nhập cư.
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cho biết, Giáo hoàng Leo XIV đã xác nhận qua điện thoại với bà về việc sẵn sàng tổ chức vòng đàm phán tiếp theo giữa Nga và Ukraine tại Vatican.
Giá gạo tại Nhật Bản tính đến ngày 20/5 đã tăng liên tục trong hơn 10 tuần, gần như gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, khiến nhiều người dân phải giảm lượng tiêu thụ hoặc chuyển sang các loại thực phẩm thay thế.
0