Iran không đàm phán hạt nhân trực tiếp với Mỹ
Phát biểu trong một cuộc họp nội các ngày 30/3, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian nhấn mạnh Tehran sẵn sàng tiếp tục đàm phán theo hình thức gián tiếp với Washington. Tuyên bố được đưa ra để đáp lại một lá thư từ Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó, thúc giục Tehran đạt được một thỏa thuận hạt nhân mới.
Phản ứng trước tuyên bố này, Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa sẽ ném bom Iran và áp thêm các đòn thuế quan thứ cấp nếu Tehran không đi đến một thỏa thuận với Washington về chương trình hạt nhân. Cho đến nay, Tehran vẫn kiên quyết bác bỏ lời cảnh báo của ông Trump về việc đạt được thỏa thuận hoặc phải đối mặt với hậu quả quân sự.
Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình đầu tháng này, Tổng thống Trump nói rằng đã gửi một bức thư cho giới lãnh đạo Iran đề xuất đàm phán một thỏa thuận hạt nhân mới. Sau đó, bức thư đã được chuyển đến Iran thông qua Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã rút Mỹ khỏi một thỏa thuận năm 2015 giữa Iran và các cường quốc thế giới, trong đó đặt ra các giới hạn nghiêm ngặt đối với các hoạt động hạt nhân gây tranh cãi của Tehran để đổi lấy việc nới lỏng các lệnh trừng phạt. Sau khi Mỹ rút lui vào năm 2018 và áp đặt lại các lệnh trừng phạt toàn diện, nước Cộng hòa Hồi giáo này đã liên tục phát triển chương trình làm giàu uranium của mình.


Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.
Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.
Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.
Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.
Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.
Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.
0