Indonesia và Australia kí thỏa thuận hợp tác quốc phòng

Indonesia và Australia đã ký kết một thỏa thuận quốc phòng mới, cam kết hợp tác chặt chẽ hơn để ứng phó với các mối đe dọa an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Thỏa thuận được ký trong khuôn khổ chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles tới Indonesia, trong đó có các điều khoản về tổ chức các cuộc tập trận chung và triển khai lực lượng tới mỗi nước.

Phát biểu trong cuộc họp báo chung, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto - người vừa đắc cử tổng thống - mô tả Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Australia-Indonesia là một “cột mốc lịch sử”.

Ông nêu rõ hai nước thực hiện thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau ứng phó các mối đe dọa an ninh cũng như thúc đẩy hòa bình và ổn định bền vững ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ông Prabowo Subianto cũng nhấn mạnh rằng thỏa thuận này không phải là một hiệp ước quân sự hay liên minh quân sự, đồng thời cho biết ông hy vọng sẽ tạo dựng mối quan hệ bền chặt hơn với Australia trong tương lai.

Ông Richard Marles cho biết đây là thỏa thuận quốc phòng quan trọng nhất giữa hai nước và là một thỏa thuận “ở tầm hiệp ước”.

Về phần mình, ông Richard Marles cho biết đây là thỏa thuận quốc phòng quan trọng nhất giữa hai nước và là một thỏa thuận “ở tầm hiệp ước”. Theo ông, với thỏa thuận này, Australia và Indonesia sẽ nhận thấy khả năng tương tác lớn hơn nhiều giữa các lực lượng phòng thủ của hai nước.

Thỏa thuận trên được công bố lần đầu tiên khi ông Prabowo Subianto - người sẽ kế nhiệm Tổng thống Indonesia Joko Widodo vào tháng 10 tới - thăm Canberra tuần trước. Hai nước dự kiến tiến hành một cuộc tập trận chung ở Đông Java vào tháng 11 tới, với sự tham gia của gần 2.000 quân nhân. Ông Marles cho biết cuộc tập trận bao gồm các nội dung diễn tập trên không, trên bộ, trên biển và không gian mạng. Đây sẽ là cuộc tập trận lớn nhất mà Australia thực hiện ở nước ngoài trong năm nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số người thiệt mạng trong trận động đất tại Myanmar là 3.301 người, trong khi 4.792 người bị thương và 221 người vẫn mất tích.

Tổng thống Donald Trump quyết định gia hạn thêm 75 ngày để công ty công nghệ Trung Quốc ByteDance bán các tài sản TikTok tại Mỹ cho một nhà đầu tư không phải Trung Quốc, nếu không sẽ đối mặt với lệnh cấm.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 4/4 báo cáo nguồn cung cấp điện và nước tại Myanmar vẫn bị gián đoạn, làm giảm khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và tăng nguy cơ bùng phát bệnh tật.

Thủ tướng Canada Mark Carney cho biết, nước này đã nhận được “kết quả tốt nhất trong một loạt các thỏa thuận khó khăn” từ động thái áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong một tuyên bố vào ngày 4/4.

Các Bộ trưởng Ngoại giao NATO đã kết thúc hai ngày họp tại Brussels vào ngày 4/4, tập trung vào công tác chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh NATO sắp tới tại The Hague.

Bộ tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp thuế 34% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Mỹ, bắt đầu từ ngày 10/4.