Indonesia đặt mục tiêu gia nhập OECD

Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á Indonesia đặt mục tiêu hoàn tất việc gia nhập để trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có trụ sở tại Paris, Pháp trong vòng 2 - 3 năm tới.

Indonesia - nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á - hy vọng sẽ thu hút được nhiều thỏa thuận đầu tư và thương mại hơn khi trở thành thành viên OECD. Tuyên bố này được đưa ra sau khi OECD, Tổ chức có 38 quốc gia thành viên, đã quyết định mở cuộc thảo luận về việc gia nhập của Indonesia vào tuần trước sau khi nước này nộp đơn xin gia nhập OECD vào tháng 7/2023.

Theo OECD, Indonesia là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đăng ký làm thành viên của tổ chức này. Quá trình gia nhập của Indonesia sẽ trải qua một cuộc kiểm tra nghiêm ngặt, bao gồm các vấn đề thương mại, chống tham nhũng và biến đổi khí hậu, để đảm bảo nước này đáp ứng các tiêu chuẩn của OECD. OECD cho biết không có thời hạn hoàn thành quá trình gia nhập vì kết quả phụ thuộc vào khả năng của quốc gia trong việc đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn và thông lệ của tổ chức này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 12/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông mong đợi một “kết quả tốt đẹp” từ các cuộc đàm phán trực tiếp có thể diễn ra giữa Nga và Ukraine, ám chỉ rằng ông có thể tham gia.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành một sắc lệnh hành pháp ngày 12/5, với nội dung yêu cầu các công ty dược phẩm phải giảm giá thuốc tại Mỹ xuống mức tương đương với các quốc gia phát triển khác.

Người dân Israel ngày 12/5 vỡ òa trong niềm vui khi con tin người Mỹ gốc Israel, Edan Alexander, được Hamas phóng thích sau 19 tháng bị bắt giữ. Động thái này đã thắp lên tia hy vọng cho 58 con tin còn lại, hiện vẫn đang bị giam giữ tại Gaza.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/5 cho biết, ông đang cân nhắc việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Syria, nhằm tạo điều kiện cho quốc gia Trung Đông này có một “khởi đầu mới” sau hơn một thập kỷ nội chiến tàn khốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông mong đợi một “kết quả tốt đẹp” từ các cuộc đàm phán trực tiếp có thể diễn ra giữa Moscow và Kiev, ám chỉ rằng ông có thể tham gia.

Trong chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên ở nhiệm kỳ cầm quyền thứ hai, Tổng thống Mỹ Donald Trump chọn tới Ả Rập Xê Út, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UEA) và Qatar. Nguyên nhân là gì?