Hyundai ra mắt taxi bay chạy điện
Mẫu taxi bay có tên là S-A2 phát triển từ phiên bản concept S-A1 (từng ra mắt tại CES 2020). S-A2 có 8 cánh quạt giúp phương tiện có thể đạt tốc độ 193 km/h, và lên được đến độ cao 457 m. Hyundai cho biết các mẫu eVTOL của hãng sẽ được thiết kế cho những chuyến đi ngắn, với khoảng cách 40-64 km. Những đặc điểm này phù hợp với các đô thị. Phương tiện chở khách này có thể cất hạ cánh thẳng đứng.

Để đảm bảo hoạt động của taxi bay này không ảnh hưởng đến cư dân, Hyundai nói rằng các rotor của S-A2 có thể chỉ phát ra âm thanh mức 65 dB khi cất cánh, và 45 dB khi bay. Tiếng động này có thể ví với âm thanh của một chiếc máy rửa bát, có nghĩa không gây ảnh hưởng đáng kể.
Bên trong, cabin được thiết kế cho bốn người và có sự khác biệt giữa ghế lái với các ghế còn lại. Tất cả đều làm từ vật liệu hàng không và hấp thụ năng lượng để tối ưu an toàn. Nhà sản xuất cho biết đang tinh chỉnh thiết kế của S-A2 để đáp ứng các tiêu chuẩn bay toàn cầu. Hãng cũng muốn thêm vào những kiểu mô-đun nội thất, gói pin có thể tháo lắp để thay đổi. Taxi bay chạy điện dự kiến được đưa ra thị trường trong 2028.


Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) khai thác trở lại đường bay thẳng kết nối Hà Nội với Moscow (Liên bang Nga) sau ba năm tạm dừng.
Từ ngày mai, các toa tàu hạng sang trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chính thức hoạt động.
Chuyên cơ Không lực Một Air Force One - biểu tượng quyền lực và công nghệ hàng đầu của nước Mỹ dự kiến sẽ bị trì hoãn đến năm 2029 hoặc muộn hơn.
Để đáp ứng nhu cầu của hành khách, Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết sẽ tổ chức chạy thêm tàu trên tuyến Bắc - Nam với nhiều chương trình giảm giá.
Với tầm bay tối đa 14.484 km nhờ động cơ Rolls-Royce và thiết kế khí động lực học, mẫu G800 của hãng Gulfstream đã được chứng nhận là máy bay tư nhân có tầm bay xa nhất thế giới.
Nhằm tăng trải nghiệm cho khách đi tàu, ngành đường sắt sẽ đưa vào vận hành 20 toa hạng sang trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng với tên gọi Hoa Phượng Đỏ từ ngày 10/5 sắp tới.
0