Hy vọng cho những người bệnh đột quỵ

Giáo sư kỹ thuật Jose Contreras-Vidal của Đại học Houston, Mỹ, bắt đầu tiến hành thử nghiệm lâm sàng một thiết bị được gọi là 'tai nghe sóng não' giúp người bị biến chứng đột quỵ có thể lấy lại cử động của chi trên.

Ông Oswald Reedus, 68 tuổi, năm 2014 bị đột quỵ, mất khả năng nói, đi lại và cử động cánh tay trái. Ông trở thành người bệnh đầu tiên ở Bệnh viện TIRR Memorial Hermann (Mỹ) được thử nghiệm lâm sàng với thiết bị 'tai nghe sóng não'. 

Thiết bị tai nghe, được gọi là 'giao diện não', kết nối với máy tính và năm điện cực nằm trên da đầu của người bệnh, có nhiệm vụ đo các xung điện hoặc sóng não thông qua quá trình điện não đồ (EEG). Khi cánh tay robot kết nối được nhắc lệnh, nó bắt đầu di chuyển, đồng thời yêu cầu người bệnh nỗ lực cùng di chuyển cánh tay.

Nhà thiết kế thiết bị tai nghe, Giáo sư kỹ thuật Jose Contreras-Vidal của Đại học Houston, cho biết lệnh gọi được tạo ra từ sự phản hồi giữa não, cơ thể và chuyển động của cánh tay robot giúp bệnh nhân đột quỵ dần lấy lại cử động của chân tay, thông qua một quá trình đánh thức khả năng dẻo dai của thần kinh.

Thiết bị tai nghe có khả năng phát hiện ý định chuyển động của người bệnh và truyền tín hiệu từ não đến robot để hỗ trợ chuyển động và đổi lại, chuyển động sẽ tạo ra phản hồi trở lại não. 

Đại học Houston và bệnh viện TIRR Memorial Hermann cho biết, thiết bị này có thể sớm đưa vào sử dụng, hỗ trợ các nhà vật lý trị liệu điều trị bệnh nhân đột quỵ một cách hiệu quả.

Theo Tiến sĩ Francisco, bệnh viện TIRR Memorial Hermann, là robot nên thiết bị hoạt động không biết mệt mỏi, có thể lặp lại nhiều lần một động tác, giúp quá trình hồi phục dần phần thần kinh bị tổn hại của người bệnh do đột quỵ.

Tuy đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng, nhưng các nhà thiết kế hy vọng thiết bị sẽ giúp ích rất nhiều để bệnh nhân tránh được những di chứng tai hại do đột quỵ đưa lại. Vấn đề quan trọng là cần có sự vào cuộc của các đối tác, nhất là các công ty bảo hiểm, để người bệnh giảm phần nào chi phí khi sử dụng thiết bị hỗ trợ này.

(Nguồn: Reuters)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người bị xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu dữ dội, có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ và cần được xử lý y tế khẩn cấp.

Một bệnh nhân đau bụng dữ dội nhưng chủ quan không đi thăm khám, tự uống thuốc giảm đau khiến cấp cứu chậm trễ và gây vỡ ruột thừa.

Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.

Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.

Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.

Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.