Hy hữu trường hợp mang thai ở lá lách
Cụ thể, một phụ nữ 40 tuổi, từng đẻ thường 2 lần, đã đặt dụng cụ tử cung 6 năm. Chị phát hiện chậm kinh 7 ngày, đau bụng âm ỉ 4 ngày trước khi đến bệnh viện tỉnh khám. Chỉ số BhCG của bệnh nhân tăng rất cao trong khi siêu âm đầu dò âm đạo không thấy thai trong tử cung.
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội), các chỉ số sinh tồn như mạch, huyết áp của bệnh nhân bình thường, bụng mềm, đau nhẹ vùng mạng sườn trái lan ra thượng vị. Âm đạo có ra ít máu, cổ tử cung có dây vòng và kết quả siêu âm ổ bụng phát hiện trong nhu mô lá lách có túi thai, có tim thai.

Sau khi được chẩn đoán có thai ở lá lách, bệnh nhân được hội chẩn với chuyên khoa ngoại tiêu hóa của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) và được chuyển sang phẫu thuật, mổ cắt khối thai và một phần lá lách.
Ca bệnh rất hiếm gặp này được bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương báo cáo trong kỷ yếu Hội nghị Sản phụ khoa Việt - Pháp năm 2023 vừa diễn ra tại Hà Nội.
Bác sĩ chuyên khoa II Đinh Quốc Hưng, Trưởng khoa Phụ Ngoại, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, có thai ở lách là trường hợp cực kỳ hiếm gặp trong các hình thái mang thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng thai làm tổ trên bề mặt hoặc trong nhu mô lá lách. Trên thế giới mới ghi nhận có 39 trường hợp mang thai ở lá lách.
Đáng nói, có thai ở lá lách khó chẩn đoán và cực kỳ nguy hiểm nếu không phát hiện sớm vì nguy cơ vỡ lá lách gây chảy máu trong, ảnh hưởng tính mạng bệnh nhân. Trong nhiều trường hợp có thể nhầm lẫn với vỡ lá lách, vỡ nhân chorio.
Có thai ngoài tử cung là hiện tượng khối thai làm tổ ngoài buồng tử cung, hay gặp nhất là chửa tại vòi tử cung. Khối thai càng di chuyển xa vùng tiểu khung càng hiếm gặp, như đến lách, cơ hoành.
Tại Việt Nam, trường hợp mang thai ở lá lách đầu tiên được ghi nhận vào cuối năm 2017, tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội). Thời điểm đó, thế giới mới ghi nhận 9 ca tương tự.
Bệnh viện Từ Dũ từng ghi nhận một ca thai 22 tuần nằm trong gan phải của người mẹ. Bệnh viện Trung ương Huế khi siêu âm cho một thai phụ cũng phát hiện một thai 4 tuần nằm trong gan.
Tổng hợp


Tháng Tư được xem là thời điểm bùng phát nhiều loại dịch bệnh do thời tiết giao mùa, trong đó có dịch tay chân miệng.
Hiện nay mới là đầu mùa của dịch sốt xuất huyết nên người dân cần chủ động phòng chống tại gia đình và cộng đồng, không để dịch bệnh bùng phát.
Sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thuộc danh mục các sản phẩm "sữa giả", do một trong các công ty mà Bộ Công an vừa triệt phá.
Liên quan đến vụ việc gần 600 loại sửa giả vừa bị lực lượng công an phát hiện thu giữ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết đã cấp giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm cho 71 sản phẩm là thực phẩm dinh dưỡng.
Bà Trần Việt Nga - Cục trưởng Cục An toàn thực phầm, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi quảng cáo sai sự thật liên quan đến sữa Hikid và Nutri Brain IQ.
Mỗi ngày, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận từ 10-20 ca sởi ở người lớn, trong đó có trường hợp nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
0