Huyện Ứng Hòa về đích nông thôn mới

Ứng Hòa là huyện thuần nông, khi bắt đầu xây dựng nông thôn mới có xuất phát điểm thấp, hạ tầng nông thôn còn chưa đồng bộ và xuống cấp; đời sống vật chất, tinh thần của người dân còn nhiều khó khăn. Song, nhờ huy động mọi nguồn lực, sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, huyện Ứng Hòa đã tạo đột phá lớn trong xây dựng nông thôn mới.

Ngày 24/10/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định công nhận huyện Ứng Hòa đạt chuẩn nông thôn mới. Ngày 9/12/2023, huyện Ứng Hòa sẽ chính thức công bố danh hiệu đạt nông thôn mới 2022. Đây là kết quả của sự cố gắng không ngừng, toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới là một con đường, có điểm đầu và không có điểm kết thúc, tới mỗi một cái đích cũng là một điểm xuất phát của một cái đích mới hơn. Đó cũng là mục tiêu mà huyện Ứng Hòa đang phấn đấu để duy trì các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, từ đó thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển nhanh, bền vững.

Hơn 10 năm trước, huyện Ứng Hòa bắt tay vào xây dựng nông thôn mới. Khi đó 28/28 xã của Ứng Hòa còn chưa có đồ án quy hoạch xã nông thôn mới, chưa có quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, môi trường hay quy hoạch phát triển các khu dân cư. Nhưng sau 12 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi diện mạo vùng quê này. Nông thôn khang trang, sáng - xanh sạch - đẹp hơn nhiều lần so với trước đây.

Xây dựng nông thôn mới phải gắn liền với đảm bảo tiêu chí nước sạch nông thôn. Đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà Ứng Hòa đã và đang phấn đấu thực hiện. Hiện nay, tại Ứng Hòa đã có 7 trạm cấp nước sinh hoạt với công suất 7.780m3/ngày, đêm. Theo kế hoạch phát triển mạng cấp nước sạch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2021-2025, địa bàn Ứng Hòa sẽ có 100% số dân được cấp nước sạch tập trung trong năm 2024.

Với những chủ trương đúng, cách làm chủ động, phù hợp, hiệu quả, huyện Ứng Hòa đã có những bước chuyển biến rõ nét, kinh tế xã hội phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Đến nay, huyện đã có 28/28 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 6/28 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; huyện đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới.Trong đó có nhiều mô hình là điểm sáng như: Mô hình tự quản “Khu dân cư an toàn sáng, xanh, sạch, đẹp”; Mô hình hiến đất mở đường xây dựng giao thông nông thôn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn chiều 17/4 đã chủ trì buổi tiếp công dân định kỳ tháng 4/2025.

UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt Đề án đánh giá tổng thể mạng lưới xe buýt làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm điều chỉnh, nâng cao chất lượng dịch vụ và sản lượng vận tải hành khách công cộng trên địa bàn.

Máy đào hầm Metro Nhổn - ga Hà Nội "Thần tốc" đã hoàn thành 1.341m hầm, hiện đang di chuyển tại khu vực ga S10, chuẩn bị tiến vào khu dân cư.

Gần 110 hộ dân sẽ bị thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) để xây dựng cầu vượt tại điểm ùn tắc giao thông thuộc địa bàn quận Hà Đông và huyện Thanh Trì.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 17/4 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

21/30 quận, huyện của Hà Nội đã tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số từ đầu năm 2025 đến nay.