Hướng dẫn xử lý tài sản công sau tinh gọn bộ máy
Đây là căn cứ cho các bộ, ngành, địa phương bố trí, sử dụng tài sản, xử lý tài sản dôi dư, đặc biệt là đất đai, đảm bảo tránh lãng phí.
Cục Quản lý công sản cho biết, mới đây Bộ Tài chính đã có công văn đề nghị các bộ, ngành, địa phương có nhà đất dôi dư phải xây dựng và ban hành kế hoạch để xử lý tài sản. Đồng thời, xác định cụ thể nguyên nhân của từng cơ sở chưa thể xử lý được do cơ chế chính sách hay do khâu tổ chức thực hiện, công tác quy hoạch để có kiến nghị giải pháp cụ thể.
Đợt này, Cục đề nghị lồng ghép phương án xử lý tài sản công vào kế hoạch tổ chức lại các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là trụ sở các cơ quan.
Trước ngày 5/4/2025, các bộ, ngành, địa phương gửi báo cáo bước một về việc thanh, kiểm tra, xử lý nhà đất dôi dư về Bộ Tài chính; giai đoạn tiếp theo, gửi báo cáo định kỳ hàng quý để Bộ Tài chính hướng dẫn giải quyết dứt điểm.


Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.
Việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.
Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang, trong khi nguồn cung nhà ở còn thiếu.
Một số trường hợp bỏ hoang đất sẽ bị Nhà nước thu hồi, theo quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024.
Huyện Mỹ Đức đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa vào ngày 3/4, với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m2.
0