Hơn 10.200 loại thuốc sắp hết hạn đăng ký lưu hành

Bộ Y tế vừa công bố danh mục 46 thuốc, nguyên liệu làm thuốc được gia hạn giấy đăng ký lưu hành, nâng tổng số gia hạn trong 6 tháng qua lên hơn 10.200. Số thuốc này theo quy định sẽ hết hiệu lực giấy đăng ký lưu hành sau ngày 31/12.

Trong lần công bố này, 46 thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước và nước ngoài, trong đó có 10 thuốc được sản xuất trong nước và 36 thuốc nước ngoài.

Các thuốc được gia hạn đợt này gồm nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID); thuốc điều trị hướng thần và bổ thần kinh; thuốc điều trị xơ gan, viêm gan cấp và mãn tính, gan nhiễm mỡ; thuốc điều trị phụ khoa; tăng huyết áp; nhiễm khuẩn; hô hấp; viêm dạ dày cấp, mãn tính; hội chứng trào ngược dạ dày thực quản...

Đây là đợt công bố thứ 5 của Bộ Y tế về gia hạn hiệu lực số đăng ký theo quy định Nghị định 29. Lần thứ nhất gia hạn hơn 6.250 giấy phép (đầu tháng 6), lần thứ hai gần 3.600 (22/7), lần thứ 3 là gần 300 (hôm 23/9), lần 4 là 55 loại (hôm 20/10). Tổng 5 lần gia hạn có hơn 10.200 loại giấy phép. 

Như vậy, hơn 10.200 thuốc đã được duy trì trong năm 2022 sẽ hết hiệu lực giấy đăng ký lưu hành thuốc sau ngày 31/12/2022, năm 2023 có 3.802 giấy đăng ký thuốc hết hiệu lực. Điều này dẫn đến số lượng hồ sơ đề nghị gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc phải xử lý từ nay đến hết năm 2023 là rất lớn (gần 14.000 thuốc). 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Biến thể XEC của Covid-19 đang lây lan nhanh gấp 7 lần so với cúm thông thường, Bộ Y tế Công cộng Thái Lan cho biết.

80% người bệnh có thể cai thuốc lá thành công nếu được nhân viên y tế tư vấn, hỗ trợ chuyên sâu.

Hơn 11.000 hộp thực phẩm chức năng (trà, sữa hạt, viên uống...) của CTCP thảo dược Mộc Can được quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh.

Hơn 100 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Trung tâm Bảo trợ xã hội số 3 Hà Nội vừa được khám tim miễn phí.

Bàn chân bẹt là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi do ở độ tuổi này lớp mỡ lòng bàn chân chưa tiêu hết, dáng đi còn đang hoàn thiện, việc đánh giá và can thiệp quá sớm có thể phản tác dụng.

254 ca mắc tay chân miệng đã được ghi nhận tại 28 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội trong tuần từ ngày 9-16/5,giảm 59 ca so với tuần trước.