Hồi sinh những khu đất vàng bị bỏ hoang

Tháo gỡ vướng mắc để khởi động lại các dự án đang là nhiệm vụ trọng tâm được Hà Nội tập trung chỉ đạo, bởi trên địa bàn Thủ đô đang tồn tại hàng trăm khu đất ở các vị trí đắc địa, nhưng bị bỏ hoang cả chục năm, gây lãng phí rất lớn về nguồn lực đất đai.

Tại quận Hoàng Mai, 7 khu đất bị bỏ hoang đã được phê duyệt quy hoạch để xây dựng trường học công lập. Ô đất C1/TH3 nằm trên phố Trần Thủ Độ, gần cầu Tứ Hiệp, đang được xây dựng Trường THPT Hoàng Liệt với diện tích 1,3ha. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng và dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 8/2025.

Anh Hà Thanh Anh Hải (Văn Điển, Thanh Trì) cho biết: "Các khu đất bị bỏ hoang rất lãng phí đã bao nhiêu năm rồi, bây giờ xây trường học rất hợp lý. Các cháu có chỗ học hành và đi lại đỡ vất vả".

Khu đất xen kẹt rộng hơn 700m2 nằm giữa phố Thi Sách và dự án 94 Lò Đúc của Tập đoàn Tân Hoàng Minh sau nhiều năm bị bỏ không lãng phí trở thành nơi tập kết rác thải gây ô nhiễm, tháng 4 vừa qua đã được quận Hai Bà Trưng thu hồi để xây dựng vườn hoa cây xanh. Dự án hoàn thành đã mở ra một không gian sinh hoạt cộng đồng xanh - sạch - đẹp, đầy đủ tiện ích cho người dân trong khu vực.

"Thực sự tôi cũng rất mong những khu đất bỏ hoang này sớm được hồi sinh, có như vậy mới cải thiện được mỹ quan đô thị và nâng cao chất lượng sống của người dân", chị Khúc Thị Nhàn (Nguyễn Du, Hai Bà Trưng) chia sẻ.

Thành phố đang tập trung rà soát, phân loại, xử lý 712 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách chậm triển khai. Nguyên nhân đến từ việc thay đổi trong quy định pháp luật, thủ tục pháp lý chưa rõ ràng, hoặc do chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính. Dù là nguyên nhân khách quan hay chủ quan, thì việc các khu đất đắc địa bị bỏ hoang đang gây ra sự lãng phí rất lớn về nguồn lực đất đai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế xã hội.

Theo ông Phạm Thanh Tuấn, chuyên gia pháp lý bất động sản, với việc xử lý dự án, điều quan trọng là cần phân loại nguyên nhân để đánh giá việc chậm triển khai là chủ quan hay khách quan. Trong trường hợp dự án chậm triển khai do nguyên nhân khách quan, cần phải có những cơ chế, chính sách tháo gỡ các vướng mắc pháp lý hoặc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng để khơi thông nguồn lực đất đai, tạo cơ hội cho các dự án hồi sinh.

Khởi động lại dự án đủ điều kiện sẽ góp phần tái thiết đô thị, bổ sung nguồn cung cho thị trường bất động sản. Kiên quyết thu hồi đất bỏ hoang để xây dựng trường học, công viên cây xanh không chỉ giải bài toán lãng phí nguồn lực đất đai mà còn góp phần nâng cao chất lượng sống, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.

Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí thành phố đã xem xét nội dung quản lý các cơ sở nhà, đất là trụ sở các cơ quan Trung ương và địa phương trên địa bàn quận Hà Đông. Những dự án này sẽ được thành phố kiến nghị thực hiện điều chuyển để xây dựng, mở rộng cơ sở giáo dục - đào tạo, hoặc chuyển giao về UBND phường quản lý để làm thiết chế văn hóa - thể thao.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dù mới chỉ là dự kiến nhưng thông tin Hà Nội sắp triển khai tuyến đường sắt số 5 Văn Cao - Hòa Lạc đã bị lợi dụng để đẩy giá đất. Nhiều nhà đầu tư lao vào lướt sóng kiếm lời nhưng vỡ mộng khi thị trường chững lại, vốn bị "om" hàng tỷ đồng.

Dù được xây dựng với mục tiêu hỗ trợ người thu nhập thấp, nhưng mức giá thuê nhà ở xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố đã lên đến 17 triệu đồng mỗi tháng. Đây là mức chi trả ngang bằng thậm chí còn hơn cả thuê nhà thương mại.

Tình trạng hàng loạt dự án bị đình trệ do vướng mắc pháp lý kéo dài, đặc biệt trong khâu giao đất, cấp phép xây dựng và giải phóng mặt bằng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung, thanh khoản thị trường và niềm tin của nhà đầu tư, nếu không được tháo gỡ sẽ kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hải Phòng vào sáng nay, 13/5.

Căn cứ vào các đối tượng sử dụng đặc thù cũng như đòi hỏi phát triển bền vững của kiến trúc, có thể khái quát các yêu cầu thiết kế căn bản của loại hình nhà ở xã hội tại Việt Nam như sau.

Hàng chục căn nhà ở xã hội TP. Biên Hòa đã được trả lại sau khi Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai vào cuộc kiểm tra, vận động chủ căn hộ trả lại nếu không có nhu cầu sử dụng.