Hồi sinh những cuộc đời nhờ ghép tế bào gốc
Những giây phút hạnh phúc này tưởng chừng như sẽ không bao giờ có được với chị Trần Thị Thức (tỉnh Tuyên Quang) vào 10 năm trước đây. Những ngày tháng đen tối nhất của cuộc đời chị đã ập đến khi chị biết mình bị ung thư máu khi đang mang trong mình đứa con đầu lòng. Hạnh phúc mong manh đã tuột khỏi tầm tay khi không thể giữ được con, bản thân đối mặt với lằn ranh sinh tử.

Chị Thức chia sẻ: "Lúc đấy rất sốc, hồi nhỏ tôi xem phim thì chỉ nghĩ bệnh máu trắng trên phim chứ không nghĩ ngoài đời lại rơi vào mình, tôi đã khóc rất là nhiều, bác sĩ cũng bảo đây là bệnh hiểm nghèo rồi”.
Cuối năm 2014 chị được bác sĩ ở Viện Huyết học – Truyền máu TW tư vấn ghép tế gốc đồng loại từ anh trai, chị đã đặt niềm tin vào hy vọng cuối cùng. Ca ghép thành công với diễn biến bệnh rất tốt không chỉ vượt qua “cửa tử” mà hạnh phúc được làm mẹ đã mỉm cười với chị khi chuyển phôi thành công bằng phương pháp IVF.
Chị Thức chia sẻ: "Lúc đấy cả gia đình mới vỡ òa thực sự hạnh phúc vì đã chiến thắng được rồi, cái cảm xúc đấy khó tả lắm”.
Anh Nguyễn Đức Hòa – Chồng của bệnh nhân ghép tế bào gốc cho biết: "Với tình nghĩa vợ chồng chưa bao giờ mình nghĩ bỏ vợ hay không có con mà đi tìm hạnh phúc khác, mình vẫn hy vọng có một phép màu nào đó và đến bây giờ đúng là phép màu đã giúp vợ chồng mình có con”.

Với em bé này, cuộc sống của em cũng đã bước sang một trang mới khi căn bệnh Tan máu bẩm sinh của em đã được chữa khỏi nhờ ghép tế bào gốc từ cuống máu dây rốn của người em cách đây 7 năm.
Chị Hoàng Thị Hương – Mẹ của bệnh nhân ghép tế bào gốc cho biết: "7 năm rồi sức khỏe con tôi rất tốt, định kỳ 6 tháng kiểm tra một lần và mỗi lần đó cũng rất lo, đến hiện tại rất là mừng".
Qua mỗi năm tỷ lệ thành công bằng phương pháp này ngày càng cao. Nhiều người bệnh ghép tế bào gốc tựa như một “phép màu”. Đó là nơi người bệnh không chỉ có những ngày tháng bình yên bên những người thân yêu mà còn thực hiện được nhiều ước mơ, khát vọng tưởng chừng như đã dập tắt.


Có những người thầy thuốc không chờ bệnh nhân đến với mình mà họ lên đường đi tìm sự sống cho người khác. Đó là những người làm công tác cấp cứu ngoại viện - những người trực chiến 24/7.
Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa nắn chỉnh thành công cho trẻ 14 tuổi bị gù vẹo cột sống nặng nhờ hệ thống O-arm kết hợp định vị Navigation và giám sát thần kinh trong khi mổ.
Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các địa phương và lãnh đạo các bệnh viện trên toàn quốc yêu cầu tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
Vaccine điều trị ung thư mRNA của Nga với cơ chế hoạt động đặc biệt, một trong những thành tựu khoa học đột phá sẽ sớm có mặt tại Việt Nam, theo thỏa thuận vừa được ký kết giữa Công ty Vaccine Việt Nam (VNVC) và Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF).
Ngành y tế Nga đã gây tiếng vang lớn khi thông báo phát triển một loại vaccine ung thư dựa trên công nghệ tiên tiến mRNA và có kế hoạch cung cấp miễn phí cho bệnh nhân vào năm 2025.
TS Nguyễn Hồng Vũ, cựu nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia City of Hope (California, Mỹ), cho biết các tài liệu về lòng xe điếu không nhiều, một số thông tin có lý giải lòng này có thể do quá trình nuôi lợn mắc bệnh đường ruột do vi khuẩn Lawsonia intracellularis, tồn tại ở những nơi mà điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
0