Hội nghị trí tuệ nhân tạo tại Pháp ra tuyên bố chung

Hội nghị hành động về trí tuệ nhân tạo (AI) diễn ra trong ngày 10 và 11/2 tại thủ đô Paris (Pháp) đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh các vấn đề liên quan đến AI, bao gồm tác động của AI với thị trường lao động và thúc đẩy các công nghệ định hình tích cực tương lai của ngành.

Tại hội nghị, 61 quốc gia, trong đó có Pháp, Ấn Độ và Trung Quốc đã thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo (AI) “mở, toàn diện và đạo đức”. Đáng chú ý Mỹ và Anh đã không ký tuyên bố cuối cùng của hội nghị. Dù vậy, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance khẳng định, Washington vẫn quan tâm đến việc hợp tác quốc tế về AI, dù cảnh báo các khuôn khổ quản trị quốc tế “phải thúc đẩy đổi mới thay vì kìm hãm AI”.

Tuyên bố của hội nghị lần này nêu rõ một số ưu tiên là “đảm bảo AI mở, bao trùm, minh bạch, có đạo đức, an toàn, bảo mật và đáng tin cậy, có tính đến các khuôn khổ quốc tế cho tất cả mọi người” và các nước tham gia ký kết có chung mục tiêu phát triển AI “bền vững cho nhân loại và trái đất”.

Hội nghị thượng đỉnh hành động về AI lần này do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đồng chủ trì. Văn phòng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, Ấn Độ dự kiến tổ chức hội nghị thượng đỉnh quốc tế tiếp theo về AI tại quốc gia Nam Á này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đại sứ Ai Cập tại Nga, ông Nazih Elnaggari cho biết, Cairo đang theo dõi sát sao sự phát triển của tuyến hàng hải Bắc Cực và không coi đó là mối quan ngại đối với kênh đào Suez.

Các doanh nghiệp Nga và Malaysia hiện đang phối hợp xử lý vấn đề nhập khẩu năng lượng Nga, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), theo thông tin từ Đại sứ quán Nga tại Kuala Lumpur.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết đã thu hồi hàng nghìn thị thực và nhấn mạnh chính quyền vẫn còn nhiều việc phải làm để siết chặt chính sách thị thực và kiểm soát nhập cư.

Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cho biết, Giáo hoàng Leo XIV đã xác nhận qua điện thoại với bà về việc sẵn sàng tổ chức vòng đàm phán tiếp theo giữa Nga và Ukraine tại Vatican.

Giá gạo tại Nhật Bản tính đến ngày 20/5 đã tăng liên tục trong hơn 10 tuần, gần như gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, khiến nhiều người dân phải giảm lượng tiêu thụ hoặc chuyển sang các loại thực phẩm thay thế.

Hàng cứu trợ chưa được phân phát tới người dân ở Dải Gaza dù Israel cho phép nối lại hoạt động viện trợ nhân đạo sau hơn 11 tuần phong tỏa.