Hội nghị đặc biệt kỷ niệm 50 năm ASEAN - Australia

Sáng 6/3, Hội nghị Cấp cao Đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Australia đã được tổ chức tại Thành phố Melbourne, Australia. Cùng tham dự Hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Quốc vương Brunei; Tổng thống các nước Philippines, Indonesia; Thủ tướng các nước Thái Lan, Malaysia, Singapore, Lào, Campuchia, Timor Leste và Tổng thư ký ASEAN.

Australia là đối tác đối thoại đầu tiên và cũng là một trong những đối tác đầu tiên thiết lập Đối tác chiến lược toàn diện với ASEAN. Quan hệ hai bên đang phát triển năng động trên tất cả các lĩnh vực. Trao đổi về những định hướng phát triển quan hệ trong thời gian tới, hai bên nhất trí cần nỗ lực tạo chuyển biến mạnh mẽ trong hợp tác kinh tế, nhất là thương mại và đầu tư, thông qua triển khai hiệu quả Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Australia - New Zealand mới được nâng cấp và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Hai bên thống nhất đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực mới như đổi mới sáng tạo, kinh tế số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, thương mại điện tử…, đưa các lĩnh vực hợp tác này thành những động lực tăng trưởng mới cho quan hệ kinh tế hai bên. Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của Hội nghị; đánh giá cao quan hệ gần gũi và lâu đời giữa ASEAN và Australia và sự hợp tác, hỗ trợ của Australia đối với ASEAN trong 50 năm qua.

Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm ASEAN - Australia

Thủ tướng đề xuất ba đột phá và ba tăng cường cho quan hệ ASEAN - Australia thời gian tới: hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, phấn đấu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại hai chiều trong 10 năm tiếp theo. Đột phá trong hợp tác phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao và hợp tác lao động và đột phá trong hợp tác về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong đó tập trung phát triển kinh tế số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn và những ngành, lĩnh vực mới nổi như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; đề xuất tổ chức Diễn đàn cấp cao ASEAN - Australia về kinh tế số để trao đổi cơ hội hợp tác, trong đó có khả năng đàm phán Hiệp định kinh tế số ASEAN-Australia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị

Ba tăng cường mà Thủ tướng đề xuất gồm: tăng cường tin cậy chính trị, hợp tác bảo đảm hòa bình và an ninh khu vực, đề cao văn hóa đối thoại và hợp tác, thúc đẩy xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa, khuyến khích các nước lớn đóng góp có trách nhiệm với khu vực. Tăng cường hợp tác tiểu vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển vì phát triển bao trùm, bền vững, nhất là trong các dự án kết nối hạ tầng chiến lược, giúp tạo chuyển biến tích cực về kinh tế - xã hội tại các tiểu vùng nghèo, chậm phát triển của ASEAN. Bên cạnh đó tăng cường hợp tác văn hóa và giao lưu nhân dân, phát huy thế mạnh của hơn một triệu người gốc ASEAN, trong đó có hơn 350 nghìn người gốc Việt tại Australia, góp phần tăng cường sự hiểu biết, đồng cảm và gắn kết, đặc biệt là giữa thế hệ trẻ hai bên, qua đó củng cố nền tảng xã hội lâu dài, bền chặt cho quan hệ.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng hoan nghênh Australia công bố bổ sung 222,5 triệu đô la Australia cho hợp tác với các nước tiểu vùng Mekong, lập Quỹ đầu tư trị giá hai tỷ đô la Australia và các sáng kiến khác nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư với các nước ASEAN thời gian tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh vai trò của người dân, đặc biệt là nông dân và doanh nghiệp trong đổi mới sáng tạo.

Nhà nước chỉ quản lý vốn góp tại doanh nghiệp, bình đẳng với các nhà đầu tư khác, không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Sáng 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam để lắng nghe, giải quyết các vướng mắc, đề xuất giải pháp thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ.

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Nga, Kazakhstan, Azerbaijan và Belarus đã thành công hết sức tốt đẹp, được dư luận quốc tế quan tâm theo dõi, đánh giá cao, góp phần nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam.

Những sáng kiến cải tiến kỹ thuật của nông dân như “máy xay đa năng” hay “thiết bị cảnh báo lũ lụt, sạt lở đất” cần được cơ chế hỗ trợ của Nhà nước.

Đại biểu Quốc hội đề xuất nâng mức trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ lên tối đa 15% thu nhập tính thuế, thay vì mức 5% như trong dự thảo luật.