Hội nghị cấp cao APEC thúc đẩy tăng trưởng toàn diện
Sự kiện quy tụ các nhà lãnh đạo và đại diện cấp cao của 21 nền kinh tế chiếm gần 2/3 GDP toàn cầu và một nửa thương mại thế giới. Đây là sự kiện quốc tế lớn đầu tiên được tổ chức kể từ khi ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ hôm 5/11.
Trong số các nhà lãnh đạo tham dự cuộc họp có Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba và Thủ tướng Australia Anthony Albanese. Trong phát biểu chào mừng hội nghị, Tổng thống Peru Dina Boluarte đã nhấn mạnh nhu cầu tăng trưởng toàn diện và giảm lao động phi chính thức trong các nền kinh tế APEC.
Trong bối cảnh việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ chi phối các cuộc thảo luận trong khuôn khổ tuần lễ cấp cao APEC năm nay, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có bài phát biểu kéo dài gần 10 phút để khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với các tổ chức đa phương như APEC, nhấn mạnh các diễn đàn như vậy là "vô cùng quan trọng”.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024 diễn ra vào một thời điểm quan trọng, đánh dấu mốc kỷ niệm 35 năm thành lập APEC và trong bối cảnh thế giới chứng kiến xu hướng phân mảnh và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, cùng những dấu hiệu rõ rệt của khủng hoảng khí hậu. Chính vì thế, đây là dịp để các thành viên rà soát, đánh giá các kết quả và xác định phương hướng hợp tác giai đoạn mới.
Dựa trên các nguyên tắc đa phương và chủ nghĩa khu vực mở, với tư cách là nước Chủ tịch APEC, Peru đã nỗ lực duy trì trọng tâm vào các chiến lược và lộ trình hướng tới hội nhập toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong các hoạt động thương mại và đầu tư cho tăng trưởng liên kết, ứng dụng đổi mới và số hóa cho tăng trưởng bao trùm, đảm bảo tăng trưởng bền vững cho phát triển bền vững.
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra tại Azerbaijan được coi là Hội nghị tài chính khí hậu vì các quốc gia đặt ra mục tiêu sau 10 năm nữa, nguồn tài chính khí hậu phải đạt ít nhất là 1.000 tỷ USD mỗi năm.
Nga cáo buộc Ukraine phóng tên lửa đạn đạo ATACMS vào tỉnh biên giới Bryansk, đánh dấu giai đoạn xung đột mới. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đặt mục tiêu chấm dứt xung đột vào năm 2025.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho rằng Nga có quyền tự vệ và kêu gọi các nước phương Tây đánh giá kỹ lưỡng việc Moscow điều chỉnh học thuyết hạt nhân.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa công bố ba đề cử cho các vị trí Bộ trưởng Giáo dục, lãnh đạo Medicare và Medicaid, và Bộ trưởng Thương mại. Những lựa chọn này thể hiện ưu tiên của ông Trump dựa trên lòng trung thành và cam kết cải tổ các cơ quan liên bang.
Tờ Washington Post hôm nay, 20/11, dẫn nguồn tin quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận cung cấp mìn chống bộ binh cho Ukraine sau khi Kiev cam kết không sử dụng mìn ở những khu vực đông dân cư.
Ngày 19/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chính quyền Ukraine đã đạt được thỏa thuận để hỗ trợ Ukraine khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, Ban điều hành IMF vẫn cần phải cân nhắc về thỏa thuận này.
0