Hội chợ Làng nghề 2024: Hội tụ tinh hoa
Các nghệ nhân, thợ giỏi đem các sản phẩm tiêu biểu nhất của mình quy tụ về Hội chợ lần này để cùng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và kiến thức. Đây cũng là dịp để Ban tổ chức đánh giá, khen thưởng và tuyên dương những tác phẩm xuất sắc.
Ông Đỗ Duy Kiều, một nghệ nhân ưu tú, cho biết: "Tác phẩm của chúng tôi là truyền thống lâu đời từ tổ tiên truyền lại. Với hai bàn tay lao động nhiệt tình, chúng tôi sẽ bảo tồn, gìn giữ cho làng nghề và nghề nghiệp mây tre đan".
Anh Bùi Bạch Đằng, nghệ nhân ưu tú của nghề tranh kính với tuổi nghề 23 năm, khi tham gia hội chợ lần này, mong muốn nghề tranh kính truyền thống của Việt Nam được nhiều người biết đến.
Đây là năm thứ hai Ban tổ chức gắn liền hội chợ với hội thi nhằm tôn vinh các làng nghề, nghệ nhân giỏi; khuyến khích năng lực sáng tạo để nâng cao chất lượng sản phẩm. Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp, cho biết: "Hà Nội với số lượng làng nghề chiếm trên 50% cả nước, có rất nhiều nghệ nhân với trình độ tinh xảo và chí sáng tạo. Năm nay là năm thứ hai tổ chức hội thi, các nghệ nhân có dịp để thể hiện tay nghề".
Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cả nước hiện có khoảng hơn 5.400 làng nghề, số lượng làng nghề ở miền Bắc chiếm gần 40%, tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng với khoảng 1.500 làng, trong đó khoảng 300 làng đã được công nhận là làng nghề truyền thống.
Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.
Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.
Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.
0